Lạm phát tăng cao, thị trường bất động sản liệu có đảo chiều hồi sinh?

Áp lực lạm phát đang đè nặng lên nhiều quốc gia trên thế giới, tại Việt Nam tình trạng lạm phát cũng đang diễn ra khi giá cả xăng dầu tăng cao kéo theo mặt hàng cũng đang tăng giá. Trong bối cảnh như vậy giá bất động sản được dự báo là nóng trở lại. Đây l

Áp lực lạm phát đang đè nặng lên nhiều quốc gia trên thế giới, tại Việt Nam tình trạng lạm phát cũng đang diễn ra khi giá cả xăng dầu tăng cao kéo theo mặt hàng cũng đang tăng giá. Trong bối cảnh như vậy giá bất động sản được dự báo là nóng trở lại. Đây là hiện tượng thường thấy do xu hướng bảo lưu tài sản và tìm kênh tích lũy an toàn giữa thời biến động.

Trải qua hai năm dịch bệnh thì cơn sốt bất động sản đã lan rộng trên khắp cả nước. Cơn sốt đã không còn chỉ giới hạn ở các vùng ven đô như trước mà từ nông thôn đến miền núi cũng dậy nên cơn sốt đất.

Nguyên nhân tạo nên cơn sốt là các nhà đầu tư sẽ phải rút tiền ra khỏi ngân hàng vốn có lãi suất không bao giờ đuổi kịp tốc độ lạm phát và đổ vào các kênh đầu tư hấp dẫn như bất động sản. Đây là bài học đã được minh chứng qua nhiều thời kỳ lạm phát cả ở Việt Nam và thế giới.

Bất động sản tăng khi lạm phát tăng
Bất động sản tăng khi lạm phát tăng
 

Đơn cử, giai đoạn 2006-2008, Việt Nam bị cuốn vào chu kỳ lạm phát mạnh cùng với nền kinh tế thế giới. Trong giai đoạn này, giá nhà đất đã tăng 100 - 150% chỉ trong một năm, tăng mạnh nhất trong lịch sử.

Nhận định thêm về thị trường, ông Sử Ngọc Khương - Giám đốc Cấp cao Bộ phận Đầu tư Savills Việt Nam cho biết, hiện nguồn cung bất động sản thấp, trong khi giá bán còn cao nên thanh khoản hạn chế, đặc biệt là khi sản phẩm tại các đô thị lớn như TPHCM và Hà Nội chủ yếu ở phân khúc cao cấp:

"Đối với các đô thị lớn như TP.HCM và Hà Nội, những người trẻ khoảng 30 – 35 tuổi có nhu cầu nhà ở rất lớn, những sản phẩm nhà ở trung cấp là nhu cầu thực tế của thị trường. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa đáp ứng được bởi nhiều lý do khác nhau. Trong đó yếu tố lớn nhất là quỹ đất và vấn đề pháp lý", ông Sử Ngọc Khương cho biết.

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia kinh tế, giá bất động sản cuối năm sẽ diễn ra theo hai chiều hướng. “Đầu tiên, những nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính không chịu được áp lực lãi suất sẽ phải cắt lỗ, khi đó giá sẽ giảm. Nhưng bộ phận này chỉ là số ít. Tiếp theo, do những chính sách quản lý bất động sản hiện nay đang được làm chặt, khiến lượng hàng giảm đáng kể, phân khúc trung cấp, giá rẻ gần như không có, nên việc tăng giá của thị trường bất động sản vẫn có thể diễn ra vào dịp cuối năm”, ông Thịnh nói.

Đồng quan điểm thì nhiều chuyên gia cũng nhận định trong thời gian sắp tới, đà tăng giá của thị trường sơ cấp, trung cấp sẽ khó có thể dừng lại trong bối cảnh chi phí đầu vào liên tục leo thang, nguồn cung mới khan hiếm trong khi đó nhu cầu đầu tư còn rất lớn. Trong dài hạn nếu các rủi ro và thách thức đối với thị trường không được khắc phục, sự giảm giá trên thị trường thứ cấp diễn biến rõ nét hơn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hồi phục của thị trường chung.

Do đó, giải pháp để kiểm soát tốc độ tăng giá BĐS trên thị trường sơ cấp, cũng như duy trì giá bán thứ cấp ở mức ổn định là chú trọng ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và lãi suất ở mức phù hợp. Tích cực tháo gỡ các vướng mắc pháp lý để rút ngắn thời gian cấp phép dự án, góp phần khắc phục tình trạng khan hiếm nguồn cung. Song song đó, tăng cường sự quản lý của các cơ quan Nhà nước, minh bạch hóa thông tin quy hoạch, thông tin thị trường,… nhằm hạn chế xảy ra tình trạng “sốt đất ảo”.

Hồng Đức

Pháp Luật và Xã hội
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục