Vụ dấu hiệu nâng khống hơn 10 tỷ đồng tại một gói thầu ở Sở GD&ĐT Kon Tum: Gian dối trong hồ sơ dự thầu, “độ” hồ sơ năng lực để trúng thầu?

Gói thầu Mua sắm trang thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 cho các trường học trên địa bàn tỉnh Kon Tum có dấu hiệu gian dối, chỉnh sửa hồ sơ n

 

Khu hành chính tỉnh Kon Tum - nơi làm việc của Sở Giáo dục và Đào tạo Kon Tum.
Khu hành chính tỉnh Kon Tum - nơi làm việc của Sở Giáo dục và Đào tạo Kon Tum.
 

Gói thầu có mức đầu tư hơn 25 tỷ đồng nghi vấn vi phạm pháp luật

Gói thầu có giá dự toán: 25.934.000.000 đồng, giá dự thầu: 25.813.050.000 đồng, giá trúng thầu: 25.813.050.000 đồng. Đơn vị trúng thầu là Liên danh Công ty TNHH MTV Sách thiết bị Trường học Hà Nội và Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ Sao Mai (Liên danh Sao Mai – TBGD Hà Nội).

Ngày 18/6/2021, bà Phạm Thị Trung - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum ký Quyết định định số 1694/QĐ-SGDĐT về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Liên danh Sao Mai – TBGD Hà Nội trúng gói thầu nêu trên với 27 hạng mục mua sắm trị giá trên 25 tỷ đồng. Có một điều đặc biệt khi Liên danh này là đơn vị duy nhất tham gia dự thầu và trúng thầu, không có yếu tố cạnh tranh?!

vu dau hieu nang khong hon 10 ty dong tai mot goi thau o so gd dt kon tum gian doi trong ho so du thau do ho so nang luc de trung thau

Vụ dấu hiệu nâng khống hơn 10 tỷ đồng tại một gói thầu ở Sở GD&ĐT Kon Tum: Gian dối trong hồ sơ dự thầu, “độ” hồ sơ năng lực để trúng thầu? - Ảnh 1
Quyết định do bà Phạm Thị Trung-Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Kon Tum ký ban hành.
Quyết định do bà Phạm Thị Trung-Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Kon Tum ký ban hành.
 

Dấu hiệu thông thầu, gian lận trong hồ sơ đấu thầu?

Tại E-HSMT (hồ sơ mời thầu) phát hành của Sở Giáo dục và Đào tạo Kon Tum có yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu khi nộp hồ sơ tham gia dự thầu:

Mẫu số 10a,b có yêu cầu kinh nghiệm thực hiện hợp đồng cung cấp hàng hóa tương tự: Số lượng tối thiểu các hợp đồng tương tự theo mô tả dưới đây, yêu cầu nhà thầu đã hoàn thành toàn bộ hoặc hoàn thành phần lớn với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh) hoặc nhà thầu phụ trong vòng 3 năm trở lại đây (tính đến thời điểm đóng thầu):

Hợp đồng có tính chất tương tự nghĩa là hợp đồng cung cấp thiết bị dạy học theo danh mục quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. (đính kèm bản scan hợp đồng, danh mục hàng hóa kèm theo hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý, liên lưu hóa đơn tài chính).

Yêu cầu số lượng hợp đồng 2 bộ, mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu 18.200.000.000 đồng.

Số lượng hợp đồng ít hơn hoặc nhiều hơn 2, trong đó có ít nhất 1 hợp đồng có giá trị tối thiểu 18.200.000.000 đồng và tổng giá trị tất cả các hợp đồng lớn hơn hoặc bằng 36.400.000.000 đồng.

Số lượng hợp đồng bằng 2 hoặc khác 2, ít nhất có 1 hợp đồng có giá trị tối thiểu 18.200.000.000 đồng và tổng giá trị tất cả các hợp đồng lớn hơn hoặc bằng 36.400.000.000 đồng.

Qua công tác tổng hợp và tra cứu dữ liệu trên mạng đấu thầu quốc gia cho thấy:

Công ty TNHH MTV Sách thiết bị Trường học Hà Nội thực hiện Gói thầu số 06: Mua sắm thiết bị giáo dục quốc phòng, thể chất, hóa chất dạy học cho các trường của Sở GDĐT Đắk Lắk trị giá 9.219.185.000 đồng.

Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ Sao Mai thực hiện gói thầu có giá trị lớn nhất là Mua sắm trang thiết bị phòng học tin học cho các trường học trên địa bàn tỉnh tại chính Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum 16.080.000.000 đồng. Tuy nhiên, vai trò của Sao Mai trong gói thầu này chỉ là liên danh phụ. Phần hợp đồng thực hiện không thể lớn hơn 16 tỷ đồng.

Như vậy, so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, ít nhất có 1 hợp đồng có giá trị tối thiểu là 18.200.000.000 đồng thì cả 2 nhà thầu nêu trên đều không đáp ứng đủ yêu cầu, tuy nhiên vẫn được Chủ đầu tư chấm trúng thầu?!

Như PL&XD đăng bài: “Nâng khống hơn 10 tỷ đồng so với giá thị trường tại một gói thầu ở Sở Giáo dục và Đào tạo Kon Tum?” phản ánh dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình đấu thầu tại Gói thầu mua sắm trang thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 cho các trường học trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Đề nghị ngành chức năng sớm vào cuộc để thanh tra, làm rõ vụ việc. Nếu có hành vi vi phạm pháp luật xử lý theo quy định.

PL&XD sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Điều 121, 122 Nghị định 63/2014/NĐ-CP và Điều 23 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP quy định:

"Điều 121. Các hình thức xử lý vi phạm trong đấu thầu

1. Cảnh cáo, phạt tiền được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

2. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Điều 89 Luật đấu thầu và khoản 8 Điều 12 Nghị định này.

3. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu mà cấu thành tội phạm theo quy định pháp luật về hình sự.

4. Đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu còn bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Điều 122. Hình thức cấm tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu

Tùy theo mức độ vi phạm mà áp dụng hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với tổ chức, cá nhân, cụ thể như sau:

1. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 89 Luật đấu thầu;

2. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 03 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các khoản 8 và 9 Điều 89 Luật đấu thầu;

3. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 06 tháng đến 01 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các khoản 6 và 7 Điều 89 Luật đấu thầu;

4. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 05 năm đối với hành vi vi phạm việc sử dụng lao động quy định tại khoản 8 Điều 12 Nghị định này.

"Điều 23. Vi phạm hành chính khác về đấu thầu

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tham gia hoạt động đấu thầu với tư cách cá nhân khi chưa đủ điều kiện quy định;

b) Lập hồ sơ sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu không trung thực."

Ngoài ra hành vi thông thầu còn có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật Hình sự năm 2015:

Điều 222. Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng (của Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi))

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

b) Thông thầu;

2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:

a) Vì vụ lợi;

b) Có tổ chức

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

e) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Bá Tứ - Phi Long

Pháp luật & Xây dựng
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục