Trung Quốc phản ứng gắt trước kế hoạch điều tra nguồn gốc COVID-19 của WHO

Một quan chức y tế hàng đầu của Trung Quốc nói rằng ông mong muốn WHO “thực sự coi việc truy tìm nguồn gốc COVID-19 là một vấn đề khoa học và loại bỏ sự can thiệp chính trị”.

Một quan chức y tế hàng đầu của Trung Quốc nói rằng ông mong muốn WHO “thực sự coi việc truy tìm nguồn gốc COVID-19 là một vấn đề khoa học và loại bỏ sự can thiệp chính trị”.

Trung Quốc phản ứng gắt trước kế hoạch điều tra nguồn gốc COVID-19 của WHO - Ảnh 1

Hôm 22/7, Trung Quốc đã bác bỏ kế hoạch điều tra về nguồn gốc COVID-19 giai đoạn hai của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong đó bao gồm giả thuyết rằng virus có thể rò rỉ từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc, một quan chức y tế hàng đầu nước này cho biết.

Trong tháng 7, WHO đã đề xuất thực hiện giai đoạn hai của các nghiên cứu về nguồn gốc COVID-19 ở Trung Quốc, bao gồm kiểm tra các phòng thí nghiệm và khu chợ ở thành phố Vũ Hán, kêu gọi sự minh bạch từ các cơ quan chức năng nước này.

Các nhà khoa học làm việc bên trong Viện Virus học Vũ Hán, Trung Quốc.  
Các nhà khoa học làm việc bên trong Viện Virus học Vũ Hán, Trung Quốc.  

Zeng Yixin, Thứ trưởng Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC) Trung Quốc, nói với các phóng viên hôm 22/7: "Chúng tôi sẽ không chấp nhận một kế hoạch truy tìm nguồn gốc như vậy vì ở một khía cạnh nào đó, nó trái với lẽ thường và phản khoa học".

Zeng cho biết ông đã rất ngạc nhiên khi lần đầu tiên đọc kế hoạch của WHO vì nó liệt kê giả thuyết cho rằng việc Trung Quốc vi phạm các quy trình trong phòng thí nghiệm đã khiến virus bị rò rỉ trong quá trình nghiên cứu.

Người đứng đầu WHO hồi đầu tháng 7 cho biết các cuộc điều tra về nguồn gốc COVID-19 ở Trung Quốc đang bị cản trở do thiếu dữ liệu thô về những ngày đầu tiên dịch lây lan ở đây.

Ông Zeng nhắc lại quan điểm của Trung Quốc rằng một số dữ liệu không thể được chia sẻ toàn bộ do lo ngại về quyền riêng tư.

Nhóm các nhà khoa học WHO đến Viện Virus học Vũ Hán, Trung Quốc, hồi tháng 2 năm 2021, trong cuộc điều tra giai đoạn 1 về nguồn gốc COVID-19.  
Nhóm các nhà khoa học WHO đến Viện Virus học Vũ Hán, Trung Quốc, hồi tháng 2 năm 2021, trong cuộc điều tra giai đoạn 1 về nguồn gốc COVID-19.  

Zeng nói: "Chúng tôi hy vọng WHO sẽ nghiêm túc xem xét đề xuất của các chuyên gia Trung Quốc và thực sự coi việc truy tìm nguồn gốc COVID-19 là một vấn đề khoa học và loại bỏ sự can thiệp chính trị".

Ông nói thêm rằng Trung Quốc phản đối việc chính trị hóa nghiên cứu này.

Nguồn gốc COVID-19 vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi giữa các chuyên gia.

Các ca bệnh COVID-19 đầu tiên được biết đến đã xuất hiện ở thành phố Vũ Hán, miền trung Trung Quốc, vào tháng 12 năm 2019. Virus được cho là đã lây sang người từ động vật được bán làm thực phẩm tại một chợ hải sản trong thành phố.

Vào tháng 5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã yêu cầu các trợ lý của mình tìm câu trả lời cho các câu hỏi về nguồn gốc COVID-19, nói rằng các cơ quan tình báo Mỹ đang tìm hiểu nhiều giả thuyết, trong đó có khả năng virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Trung Quốc.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki hôm 22/7 cho biết chính quyền ông Biden "vô cùng thất vọng" về quyết định của Trung Quốc và nói với các phóng viên rằng "lập trường của Trung Quốc là vô trách nhiệm và… nguy hiểm".

Ông Zeng, cùng với các quan chức và các chuyên gia Trung Quốc khác tại cuộc họp báo, kêu gọi WHO mở rộng cuộc điều tra nguồn gốc COVID-19 bên ngoài Trung Quốc, sang các quốc gia khác.

Liang Wannian, trưởng nhóm chuyên gia người Trung Quốc tham gia nhóm chuyên gia quốc tế của WHO, cho biết: "Chúng tôi tin rằng một vụ rò rỉ trong phòng thí nghiệm là cực kỳ khó xảy ra và không cần thiết phải đầu tư thêm sức lực và nỗ lực tìm hiểu vấn đề này".

Ông Liang cho biết thêm các nghiên cứu trên động vật nên được tiến hành nhiều hơn, đặc biệt là ở các quốc gia có dơi sinh sống.

Tuy nhiên, Liang cho biết giả thuyết rò rỉ trong phòng thí nghiệm nói chung chưa thể được loại bỏ hoàn toàn. Ông gợi ý rằng nếu có bằng chứng, các quốc gia khác có thể xem xét khả năng virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm của họ.

Giả thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm tập trung vào quyết định của Viện Virus học Vũ Hán (WIV) về việc chuyển lưu trữ thông tin về chuỗi gen và cơ sở dữ liệu dưới dạng bản cứng vào năm 2019.

Khi được hỏi về quyết định này, Yuan Zhiming, giáo sư tại WIV/giám đốc Phòng thí nghiệm An toàn Sinh học Quốc gia thuộc WIV, nói với các phóng viên rằng hiện tại các cơ sở dữ liệu chỉ được chia sẻ nội bộ do lo ngại về tấn công mạng.

(Nguồn: Reuters)

Trà My

Doanh nghiệp và Tiếp thị
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục