Cà rốt
Cà rốt được nấu chín sẽ có hàm lượng beta-caroten cao hơn
Cà rốt giàu beta-carotene, khi vào cơ thể, chất này được chuyển hóa thành vitamin A, rất tốt cho thị lực, hệ miễn dịch và làn da. Đặc biệt, một nghiên cứu tiến hành năm 2002 đã chứng minh rằng cà rốt khi được nấu chín sẽ có hàm lượng beta-caroten cao hơn và cơ thể sẽ có thể hấp thụ nó tốt hơn.
Cà chua
Lycopen trong cà chua nấu chín sẽ trở nên dễ sử dụng hơn và cơ thể sẽ hấp thu nó tốt hơn
Theo một nghiên cứu trên tạp chí International Journal of Food Sciences and Nutrition, tiêu thụ cà chua sống chỉ mang lại cho bạn khoảng 4% lycopen (một chất chống oxy hóa rất mạnh chứa trong cà chua). Nguyên nhân là do cà chua sống có lớp thành tế bào khá dày và điều này ngăn cản cơ thể hấp thu lycopen.
Tuy nhiên, với sốt cà chua, tương cà chua hay canh cà chua, lycopen sẽ trở nên dễ sử dụng hơn và cơ thể sẽ hấp thu nó tốt hơn. Do đó, nếu bạn chỉ giới hạn chế độ ăn với cà chua sống thì hãy thay đổi thói quen này để đem lại nhiều lợi ích hơn cho sức khỏe.
Cải bó xôi
Nấu chín sẽ giúp giữ ổn định hàm lượng folat trong cải bó xôi
Cải bó xôi chứa nhiều folat – một vitamin nhóm B rất cần thiết cho sự phát triển của tế bào và hệ sinh sản. Mặc dù việc nấu chín cải bó xôi không làm tăng hàm lượng folat nhưng theo một nghiên cứu vào năm 2002, phương pháp cải bó xôi sẽ giúp giữ ổn định hàm lượng folat. Nghĩa là, một bó cải bó xôi nấu chín sẽ giảm kích thước xuống chỉ còn một nhúm. Do đó, bạn sẽ ăn được nhiều hơn và sẽ có được nhiều folat hơn.
Măng tây
Nấu chín măng tây sẽ giúp phá vỡ các tế bào sợi của nó để hấp thu các vitamin dễ dàng hơn
Loại thực vật màu xanh này chứa nhiều vitamin A, C, E và folat giúp đẩy lùi ung thư. Tuy nhiên, do vách tế bào khá dày nên cơ thể chúng ta rất khó hấp thu được những dưỡng chất này. Và việc nấu chín măng tây sẽ giúp phá vỡ các tế bào sợi của nó để hấp thu các vitamin dễ dàng hơn.
Dung Nguyễn (Theo Sức khỏe và đời sống, VTC News)