Những điều cần biết về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

(Kinhdoanhnet) - Khi mua một tải sản bất động sản, việc làm vô cùng quan trọng mà bất cứ hộ gia đình, cá nhân nào cũng phải thực hiện là làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tài sản của mình. Dưới đây là một số điều cần biết về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà bạn đọc cần quan tâm.

Những điều cần biết về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Ảnh 1
Những điều cần biết về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất. Điều 50 Luật Đất đai quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất như sau: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;

e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo, nay được Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.”

Nếu đúng như bạn thông tin, quyền sử dụng đất mà gia đình bạn đang sử dụng ổn định từ trước năm 1993, không có tranh chấp và phù hợp với các quy định nêu trên thì gia đình bạn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. Nhưng gia đình bạn vẫn phải nộp một số khoản chi phí khác theo quy định khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứ không phải là không phải nộp bất kỳ khoản chi phí nào như bạn nói. Việc Ủy ban nhân dân xã yêu cầu gia đình bạn nộp tiền theo giá đất năm nay chưa biết đúng hay sai vì bạn không nêu rõ đó là khoản tiền gì, là tiền sử dụng đất hay chi phí khác?

Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất: Đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại xã, thị trấn: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại phường, cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường quận nơi có đất.

Hồ sơ gồm có: Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có); Văn bản uỷ quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có).

Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm thẩm tra, xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ghi ý kiến đối với trường hợp không đủ điều kiện. Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

Thời gian thực hiện các công việc nêu trên không quá 55 ngày làm việc (không kể thời gian công bố công khai danh sách các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Các khoản tiền phải nộp khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh: Mức thu tối đa không quá 100.000 đồng/giấy đối với cấp mới. Trường hợp Giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì áp dụng mức thu tối đa không quá 25.000 đồng/giấy cấp mới.

Miễn lệ phí cấp Giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn. Ngoài ra bạn còn phải nộp các loại phí khác (nếu có), như: Phí thẩm định, phí trích đo.

Thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở trong trường hợp bị mất được quy định tại Điều 77 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/4/2014 của Chính phủ. Cụ thể, Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với UBND cấp xã nơi có đất về việc bị mất giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng. UBND cấp xã có nhiệm vụ niêm yết thông báo mất giấy chứng nhận tại trụ sở UBND cấp xã, trừ trường hợp mất giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn.

Bước đầu tiên phải làm để được cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở là phải khai báo việc mất giấy với UBND cấp xã. Sau 30 ngày làm việc, kể từ ngày niêm yết thông báo mất giấy chứng nhận tại trụ sở UBND cấp xã, người bị mất giấy chứng nhận nộp một bộ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận.

Văn phòng đăng ký đất đai sẽ kiểm tra hồ sơ, trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất (trong trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất), lập hồ sơ trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 37 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ký quyết định hủy giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; tiến hành chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao lại với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Đối với thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với nhà chung cư

Tại Điều 18 Nghị định 88/2009/NĐ-CP thì hồ sơ và trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng của tổ chức đầu tư xây dựng để bán, thì: Tổ chức đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng để bán thay mặt bên nhận chuyển nhượng nộp một bộ hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường để làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở chung cư cho khách hàng của mình.

Mai Hoa - (Tổng hợp)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục