Đăng tuyển rầm rộ, số lượng lớn
Từ đầu năm 2014, làn sóng tuyển dụng xuất hiện khá rõ nét trong hệ thống ngân hàng. Rất nhiều ngân hàng đồng loạt đăng thông tin tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nổi bật nhất là Eximbank với nhu cầu 550 chuyên viên khách hàng.
Trên website chính thức, Vietcombank, Vietinbank, Techcombank,… cũng ồ ạt tuyển dụng. Trong đó không ít ngân hàng tuyển tới cả trăm nhân viên mới. Nhu cầu này sớm được các ngân hàng khẳng định trong Nghị quyết Đại hội cổ đông..
2013 là năm ACB gây chú ý khi sa thải hàng loạt nhân viên. Tới quý 1/2014, nhân sự tại ACB chưa tăng mà tiếp tục giảm. Cụ thể, theo báo cáo tài chính riêng lẻ quý 1/2014 của ngân hàng ACB, ACB có 8.768 người lao động, giảm 23 người so với cuối năm 2013. Tuy nhiên, theo báo cáo hợp nhất, trong quý 1/2014, ACB đã tuyển tuyển mới 308 nhân sự cho ngân hàng và các công ty con, đưa tổng số cán bộ nhân viên lên 9.099 người.
Lương tại ACB tăng mạnh trong quý 1
Vietcombank cho biết năm 2014 Vietcombank sẽ mở thêm 15 chi nhánh giao dịch, xây dựng đề án lập công ty tín dụng tiêu dùng và các điều kiện mở chi nhánh ở Myanmar và Lào. Chính vì vậy, nhu cầu nhân sự tại ngân hàng này tăng vọt. Vietcombank đặt mục tiêu tuyển dụng thêm 970 nhân sự, đưa tổng số cán bộ nhân viên lên 14.834 người. Năm 2013, Vietcombank cũng đã tuyển dụng 227 người..
Sacombank mạnh tay tuyển dụng hơn cả ACB và BIDV. Trong quý 1, Sacombank tuyển thêm 102 người, nâng tổng số nhân sự tại ngân hàng lên 11.764 người. Sacombank là một trong số ít các ngân hàng ít cắt giảm nhân sự. Sacombank đang lập kỷ lục là ngân hàng có nhiều phó Tổng giám đốc nhất.
Năm 2013, Maritimebank gây sốc khi sa thải tới 1.343 nhân viên, cao gấp đôi so với dự kiến. Như vậy 1/3 nhân viên tại Maritimebank đã phải ra đi. Vì sa thải quá nhiều nên để đảm bảo kế hoạch kinh doanh, Maritimebank phải tăng cường nhân sự. Dự kiến trong năm 2014, Maritimebank sẽ tuyển thêm 734 người, đưa tổng số cán bộ nhân viên lên 4.270 người.
Tích cực tăng lương ở mức tối đa
Là ngân hàng lớn nên lương thưởng tại BIDV rất được quan tâm. Năm ngoái, quỹ lương chi cho nhân viên của BIDV là 4.055 tỷ đồng, khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 2013 chi phí hoạt động. Với số lượng nhân viên bình quân là 18.388 người, trung bình, BIDV chi cho nhân viên 18,54 triệu đồng/người/tháng.
Trả lương cao năm 2013, sang năm 2014, BIDV thậm chí còn rộng tay hơn với nhân viên. Quý 1/2014, trung bình mỗi nhân viên BIDV nhận 62 triệu đồng/người/3 tháng, tương đương 20,67 triệu đồng/người/tháng. Như vậy, thu nhập mỗi nhân viên BIDV tăng khoảng 2,13 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, cần lưu ý, tháng 1 hàng năm là thời điểm nhiều đơn vị thưởng Tết nên thu nhập trong quý 1 của nhân viên có thể cao hơn các quý khác.
Trong cùng thời kỳ, nhân viên ngân hàng ACB có thu nhập thấp hơn BIDV rất nhiều. Trung bình mỗi người chỉ nhận 44,64 triệu đồng/người/3 tháng, tương đương 14,88 triệu đồng/người/tháng. Đây là mức thu nhập đã được cải thiện mạnh, tăng 56,63% so với quý 1/2013.
Trong quý 1/2013, thu nhập tại ACB giảm tương đối mạnh, lên tới 30%. Chi phí để chi lương, phụ cấp cho cán bộ nhân viên cũng giảm tới hơn 100 tỷ đồng khiến thu nhập hàng tháng của nhân viên chỉ là 9,5 triệu đồng/tháng.
Thu nhập tại Sacombank tương tự tại ACB. Trong 3 tháng đầu năm, chi phí cho nhân viên tại Sacombank là 527,26 tỷ đồng. Với số lượng nhân sự đạt 11.764, mỗi nhân viên Sacombank có thu nhập 44,82 triệu đồng/người/3 tháng, tương đương 14,94 triệu đồng/người/tháng.
Ngân hàng Đông Á thậm chí còn chặt chẽ hơn Sacombank khi chỉ dành 143,09 tỷ đồng cho nhân viên trong quý 1. Với lượng nhân sự 5.133 người, mỗi nhân viên Đông Á chỉ nhận được 27,88 triệu đồng/người/3 tháng, tương đương 9,29 triệu đồng/người/tháng.
Điều đáng quan tâm hơn là nguồn tiền để tăng lương. Theo TS. Phạm Đỗ Chí và Phan Thanh Hà, tổng hai khoản chi “chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính” (704.400 tỷ đồng) và “chi trả nợ, viện trợ” (120.000 tỷ đồng, trong đó viện trợ không đáng kể) là 824.000 tỷ đã vượt tổng thu cân đối ngân sách (782.700 tỷ đồng) thìnguồn tăng lương chỉ có thể là vay nợ hoặc phát hành tiền.
Trong trường hợp đó, việc vay nợ (phát hành trái phiếu chính phủ hoặc vay nước ngoài) cho chi tiền lương là chưa phù hợp với điều 18 Luật quản lý nợ công, theo đó chính phủ vay nợ là để “đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước”. Việc phát hành tiền trực tiếp cho tăng lương còn đem lại hậu quả tiêu cực và nhanh chóng hơn cho nền kinh tế thông qua lạm phát gia tăng.
Tuy nhiên, đây chỉ là những ngân hàng đầu tiên công bố báo cáo tài chính quý 1/2014. Những ngân hàng có “thói quen” tăng tuyển dụng và trả lương cao như Vietinbank, MB, Vietcombank,… vẫn chưa đưa ra những con số cụ thể. Vì vậy, đây chưa hẳn là bức tranh của ngành ngân hàng.
Diệu Hoa (Tổng hợp)