Nam Định: Phòng khám ĐK Bảo Việt thu tiền không xuất hóa đơn

UBND tỉnh Nam Định, Sở Y tế tỉnh Nam Định, Phòng khám Đa khoa Bảo Việt

 

Phòng khám Đa Khoa Bảo Việt có địa chỉ tại số số 456 Trần Hưng Đạo, phường Quang Trung, thành phố Nam Định (Nam Định).
Phòng khám Đa Khoa Bảo Việt có địa chỉ tại số số 456 Trần Hưng Đạo, phường Quang Trung, thành phố Nam Định (Nam Định).

Đưa ra nhiều xét nghiệm không hợp lý

Thời gian qua để chấn chỉnh các hoạt động khám chữa bệnh vi phạm quy định, Nam Định đã có nhiều văn bản chỉ đạo của tỉnh, ngành y tế và các địa phương vào cuộc thanh tra, kiểm tra, xử lý, chấn chỉnh hoạt động của các cơ sở hành nghề y tư nhân trên địa bàn. Thế nhưng, bên cạnh đó vẫn còn có những phòng khám tạo lập ra đủ thứ chiêu trò, mánh khóe “vẽ” đủ thứ bệnh, dịch vụ nhằm “moi tiền” từ bệnh nhân.

Theo đó, PV Tài chính Doanh nghiệp nhận được phản ánh của một số người dân về việc nhân viên Phòng khám Đa Khoa Bảo Việt (PKĐK Bảo Việt) tại số 456 Trần Hưng Đạo, phường Quang Trung, thành phố Nam Định, Nam Định, được cho là không đủ trình độ chuyên môn, chứng chỉ hành nghề nhưng vẫn khám, điều trị các vấn đề về nam khoa, bệnh xã hội cho nhiều người, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh. Hơn nữa, cơ sở này "vẽ" ra rất nhiều dịch vụ khiến khoản thu vào của bệnh nhân tăng cao.

Để tìm hiểu về những nghi vấn trên, phóng viên (PV) đã theo chân một bệnh nhân có nhu cầu khám nam khoa tới PKĐK Bảo Việt thăm khám vào cuối tháng 11/2023.

Tại phòng khám, sau khi tiếp nhận thông tin bệnh nhân, nhân viên lễ đã đưa bệnh nhân lên phòng khám ngoại trên tầng 4.

Một người đàn ông mặc áo Blouse trắng nhưng lại không đeo biển tên.
Một người đàn ông mặc áo Blouse trắng nhưng lại không đeo biển tên.

Sau đó, nhân viên nam mặc áo Blouse trắng (không đeo biển tên) gọi người bệnh vào phòng khám, hỏi người bệnh rất nhiều thông tin cá nhân. Mãi sau đó, nam nhân viên mới hỏi đến tình trạng bệnh đang gặp phải...

Sau khi hoàn tất thăm khám, nam nhân viên tiếp tục yêu cầu người bệnh xuống tầng để đóng tiền và đưa ra hàng loạt danh mục xét nghiệm như: HIV, viêm gan B, tinh dịch đồ, nước tiểu, dịch niệu đạo, xét nghiệm máu… với chi phí lên tới gần 2 triệu đồng.

“Tôi khá bất ngờ khi nam nhân viên không tên tuổi, chức vụ tại phòng khám đã chỉ định hàng chục xét nghiệm với giá lên tới gần 2 triệu đồng nên đã yêu cầu giảm bớt các xét nghiệm xuống còn hơn 1 triệu vì không mang đủ tiền” – Nam bệnh nhân cho biết thêm.

Qúa trình thăm, khám bệnh kết thúc, bệnh nhân tiếp tục phải chi ra 1.165.000 nghìn đồng để trả tiền mua thuốc.

Tuy nhiên, khi thanh toán, sau khi chuyển khoản vào ngân hàng, phòng khám cũng không xuất hóa đơn theo quy định.

.

Phiếu thanh toán tiền thuốc hết 1.165.000 VND được quét mã QR vào một tài khoản cá nhân chứ không phải tài khoản của tổ chức, doanh nghiệp...đồng thời phòng khám này cũng không xuất hóa đơn GTGT.
Phiếu thanh toán tiền thuốc hết 1.165.000 VND được quét mã QR vào một tài khoản cá nhân chứ không phải tài khoản của tổ chức, doanh nghiệp...đồng thời phòng khám này cũng không xuất hóa đơn GTGT.

Trải nghiệm sau buổi thăm khám tại BVĐK Bảo Việt, người bệnh cho biết, không khỏi thấy “rùng mình” về trình độ chuyên môn cũng như cách “vẽ bệnh, moi tiền” của phóng khám này.

Bác sĩ PKĐK Bảo Việt từng bị xử phạt

Theo kết luận thanh tra đối với các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân đợt 1/2023 trên địa bàn các huyện Ý Yên, Hải Hậu, Xuân Trường, Nghĩa Hưng và thành phố Nam Định của Sở Y tế Nam Định cho thấy có hàng loạt cơ sở y tế sai phạm, bị xử phạt, trong đó có bác sĩ của PKĐK Bảo Việt.

Cụ thể, qua thanh tra, Sở Y tế Nam Định đã phát hiện bác sĩ Trần Thị Phượng phụ trách bộ phận xét nghiệm của Phòng khám đa khoa Bảo Việt không tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật trong hành nghề khám, chữa bệnh. Với lỗi vi phạm này Sở Y tế tỉnh Nam Định đã phạt vi phạm hành chính bà Phượng 7,5 triệu đồng.

Trước đó, Sở Y tế Nam Định cũng đã tổ chức kiểm tra 278 cơ sở y tế tư nhân, có 71 cơ sở bị phạt với tổng số tiền 137 triệu đồng; 52 cơ sở bị đình chỉ hoạt động. Các cơ sở có những vi phạm như nhân sự làm việc không đúng hoặc không đủ như giấy phép, khi thay đổi không báo cáo về Sở Y tế; nhiều bác sĩ tuổi cao, sức khỏe hạn chế.

Những năm qua, hệ thống các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn thành phố Nam Định phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng với dịch vụ đa dạng, phong phú.

Bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động của các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn thành phố Nam Định vẫn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục như: Còn cơ sở vi phạm quy chế chuyên môn, được các đoàn kiểm tra nhắc nhở, yêu cầu khắc phục như: sắp xếp dụng cụ, thuốc chưa được gọn gàng khoa học, chưa thực hiện đúng quy định việc phân loại rác thải y tế, thiếu các biện pháp phòng, chống dịch; sổ ghi chép chưa đầy đủ; niêm yết giá dịch vụ y tế, giá thuốc chưa đúng quy định, một số quầy thuốc nhập dữ liệu lên phần mềm còn thiếu...

Công tác quản lý có lúc còn chồng chéo. Việc kiểm tra của cấp phường, xã đối với cơ sở y dược tư nhân tại địa bàn chủ yếu mới dừng lại ở việc nhắc nhở, chưa phát huy vai trò, trách nhiệm quản lý của chính quyền.

Để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân, ngành y tế Nam Định cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan, nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, của người dân trong giám sát công tác khám, chữa bệnh, hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân.

“Theo khoản 1, Điều 4, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/7/2022 đã quy định rõ nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ. Cụ thể:

Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.” – Trích khoản 1, Điều 4, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Ngoài ra, căn cứ Căn cứ theo điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vu quy định:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định, trừ hành vi quy định trên. 

Biện pháp khắc phụ hậu quả: buộc lập hóa đơn khi người mua có yêu cầu. 

Như vậy thì đối với trường hợp không lập hóa đơn thì có thể bị xử phạt lên đến 20.000.000 đồng tùy thuộc vào mức độ hành vi vi phạm. – Trích điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP”.

Hoàng Nhung

TCDN
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục