Đất Xanh tiếp tục bị bán giải chấp gần 1 triệu cổ phiếu DXS

CTCP Tập đoàn Đất Xanh liên tục bị công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu DXS trong bối cảnh mã này vừa bị cắt margin.

Trong vòng một tuần, cổ đông lớn nhất của Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh là Tập đoàn Đất Xanh đã bị bán giải chấp tổng cộng gần 2 triệu cổ phiếu DXS khi giá đi ngang ở vùng đỉnh một năm.

Cụ thể, theo thông tin trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), CTCP Tập đoàn Đất Xanh (mã DXG), công ty mẹ của CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (Đất Xanh Services, mã DXS), đã bị công ty chứng khoán bán giải chấp 982.800 cổ phiếu DXS trong phiên giao dịch ngày 13/9, theo phương thức khớp lệnh trên sàn.

Sau giao dịch, sở hữu của Đất Xanh Group tại Đất Xanh Services giảm từ hơn 254 triệu cổ phiếu (tương ứng tỉ lệ 56,07% vốn điều lệ) xuống còn 253 triệu cổ phiếu (tỉ lệ 55,85% vốn điều lệ). Giá trị đã giao dịch đạt hơn 9,8 tỉ đồng.

Trước đó vào ngày 5.9.2023, Đất Xanh Group đã bị Công ty TNHH Chứng khoán Shinhan Việt Nam bán giải chấp 953.300 cổ phiếu DXS thuộc sở hữu của CTCP Tập đoàn Đất Xanh.

Động thái liên tục bị bán ra lượng lớn cổ phiếu DXS trong bối cảnh mã này vừa bị HOSE cắt margin. Nguyên nhân do Đất Xanh Services ghi nhận mức lỗ bán niên 2023 trên báo cáo tài chính kiểm toán là 57 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 298 tỷ đồng.

Đất Xanh Services là thành viên chủ chốt phụ trách mảng môi giới của Tập đoàn Đất Xanh.
Đất Xanh Services là thành viên chủ chốt phụ trách mảng môi giới của Tập đoàn Đất Xanh.

Trên thị trường, giá cổ phiếu DXS đang đi ngang ở vùng giá đỉnh một năm trong gần hai tháng qua. Kết phiên 19/9 vừa qua, giá mã cổ phiếu này dừng tại 10.800 đồng/cp với tổng khối lượng khớp lệnh gần 1,8 triệu đơn vị. 

"Bán giải chấp cổ phiếu" (force sell, bán tháo) là việc công ty chứng khoán bán bớt cổ phiếu của nhà đầu tư, nhằm hạ tỉ lệ nợ về mức an toàn theo quy định. Hành động này thường xảy ra khi nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính bằng cách vay ký quỹ (margin) và giá cổ phiếu bị giảm xuống dưới ngưỡng cho phép của công ty chứng khoán nhưng nhà đầu tư lại chưa nộp thêm tiền bù vào.

Bán giải chấp cổ phiếu sẽ gây ra tổn thất, thiệt hại tài chính cho công ty; Tạo hiệu ứng lan truyền tiêu cực trong thị trường và sẽ mất niềm tin, uy tín của doanh nghiệp.

MATHOA

Đời sống & Pháp luật
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục