Đằng sau việc thu mua cam non ồ ạt của thương lái

(Kinhdoanhnet) - Thời gian gần đây, nhiều thương lái đi lùng sục khắp các tỉnh ở ĐBSCL như: Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang tìm thu mua cam non hoặc cam xắt miếng phơi khô để xuất sang Trung Quốc.

Thời gian gần đây nhiều thương lái đến các tỉnh ở vùng ĐBSCL như Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp… thu mua cam non còn tươi với giá 2.000 đồng/kg và khoảng 12.000 đồng/kg với cam xắt miếng phơi khô.

Theo chủ đại lý thu mua cam non N.M (ngụ huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long), do thương lái ồ ạt đi mua nên giá cam non tăng cao.

Mỗi ngày, đại lý N.M cũng bán gần 2 tấn cam non. Chủ đại lý N.M thừa nhận việc thương lái mua cam non là để xuất sang Trung Quốc, còn phía Trung Quốc tại sao "ăn" hàng này thì không ai rõ.

 

Đằng sau việc thu mua cam non ồ ạt của thương lái  - Ảnh 1
Người dân xắt cam non phơi khô để bán

Được biết, huyện Châu Thành (Hậu Giang) có diện tích trồng cam sành lớn nhất tỉnh Hậu Giang với trên 4.600 ha. Phòng NN&PTNT huyện Châu Thành đã gửi công văn đến các xã, Đài truyền thanh tuyên truyền cho ngườ dân biết, không nên hái cam non bán cho thương lái. Nếu ồ ạt hái bán, sẽ thiếu nguồn cung ra thị trường. Trong khi cam sành luôn có giá bán cao từ 25.000-35.000 đ/kg. 

 

Ông Trần Quang Hành-Trưởng phòng NN-PTNT huyện Châu Thành (Hậu Giang), mới đây, phòng NN-PTNT huyện Châu Thành đã lập biên bản một chủ vựa thu mua cam non tại xã Đông Phước.

Điểm này thu mua cam non của các nhà vườn khắp nơi đã 1 tháng nay với mỗi kg là 600 đồng, bán lại cho thương lái 800 đồng/kg. Mỗi ngày cơ sở này thu mua khoảng 300 kg”.

Tuy là nhà vườn chỉ tận dụng những trái cam đã rụng hoặc cho trái nghịch mùa đem bán nhưng về lâu dài, với tâm lý ham lợi nhuận, người dân sẽ hái cam non đem bán, giảm nguồn cung ra thị trường.

Ban đầu, thương lái mua số lượng ít với giá cao, sau đó gom số lượng lớn rồi bỏ mua. Lúc đó thương lái địa phương rơi vào cảnh gom hàng nhưng không biết bán ở đâu. Không có tiền trả cho dân, nảy sinh mâu thuẫn, dẫn đến tình trạng mất an ninh trật tự. Vì vậy, các địa phương cần quản lý chặt chẽ việc buôn bán thu gom các sản phẩm nông nghiệp tránh để các đối tượng xấu lợi dụng gây bất ổn ở địa phương…

Oanh Vũ (TH)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục