Cạn kiệt dòng tiền, doanh nghiệp du lịch muốn vay lại tiền ký quỹ để 'sống sót'

Ảnh hưởng của Covid-19 khiến các doanh nghiệp du lịch kiệt quệ hoàn toàn, phương án vay tiền ký quỹ đang được cân nhắc để duy trì hoạt động.

Ảnh hưởng của Covid-19 khiến các doanh nghiệp du lịch kiệt quệ hoàn toàn, phương án vay tiền ký quỹ đang được cân nhắc để duy trì hoạt động.

Doanh nghiệp du lịch cạn kiệt dòng tiền

Ảnh hưởng từ Covid-19 khiến du khách hủy tour kèm theo đòi hoàn tiền 100% dẫn đến các DN du lịch rơi vào thế khó khi chính họ cũng chưa được các đối tác hoàn trả tiền.

Thao chia sẻ từ ông Lại Minh Duy - Tổng giám đốc TST Tourist một số hãng hàng không đã có chính sách bồi hoàn hợp lý, các địa phương kêu gọi nhà hàng khách sạn hoàn trả tiền cho khách. Còn theo ông Võ Anh Tài, Phó Tổng giám đốc Saigontourist, chia sẻ, đây đã là lần thứ 2, mà có thể lần 3, lần 4 doanh nghiệp chịu thiệt hại nặng nề do Covid-19. Nguồn lực của DN lữ hành đã cạn kiệt, rất khó khăn. Giờ lại đến vấn đề bồi hoàn liên quan đến tài chính của DN.

Doanh nghiệp du lịch cạn kiệt tiền. Ảnh: Zingnews
Doanh nghiệp du lịch cạn kiệt tiền. Ảnh: Zingnews

Ông Võ Anh Tài kiến nghị, vấn đề là phải khơi thông, làm sao để nguồn lực tài chính của DN đảm bảo nhất. Dịch bệnh là bất khả kháng nên ông đề xuất về một khung pháp lý mà Tổng cục Du lịch có thể xây dựng, trên cơ sở đó lữ hành bồi hoàn cho khách, cho đối tác như thế nào vừa hợp tình, vừa hợp lý, hiệu quả.

Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch, cho rằng, khi khách đồng loạt hủy tour chỉ các DN lớn là thanh toán được, còn DN nhỏ hầu như không còn nguồn tiền. Đã có 5-10% số khách sạn phải chuyển nhượng vì cạn dòng tiền.

Vay tiền ký quỹ - Phương án "nóng" cho doanh nghiệp lữ hành mới

Hiện khi thành lập công ty dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp phải ký quỹ từ 100 - 500 triệu đồng, tùy thuộc vào việc đăng ký đối tượng khách phục vụ.

Theo Hội đồng Tư vấn Du lịch, đề xuất giảm 80% tiền ký quỹ cho công ty mới thành lập là điều kiện cần để kích thích thị trường du lịch sôi động trở lại. Tuy nhiên, chính sách mới lại không có tác dụng hỗ trợ cho những doanh nghiệp đang hoạt động.

Nhiều doanh nghiệp du lịch đã phá sản trong thời gian qua do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ảnh: VTC
Nhiều doanh nghiệp du lịch đã phá sản trong thời gian qua do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ảnh: VTC

"Rất bất hợp lý khi chúng tôi không có business (kinh doanh) vẫn phải để tiền ký quỹ, lãi suất thấp, trong khi đó chúng tôi phải đi vay ngân hàng với lãi suất thương mại. Kiến nghị Chính phủ cần phải cho các doanh nghiệp vay dựa trên khoản thuế mà các doanh nghiệp đã đóng năm 2019", ông Ngô Minh Đức, thành viên Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB), nói.

Thực tế hiện nay, đa số doanh nghiệp vẫn chưa thể tiếp cận được các gói hỗ trợ từ Chính phủ như gói 62.000 tỷ đồng. Đơn cử tại TP.HCM, chỉ có khoảng 20 doanh nghiệp lữ hành được hỗ trợ giảm lãi suất, gia hạn nợ gốc. Do đó, trong thời gian chờ điều chỉnh nới lỏng điều kiện, gỡ vướng các gói hỗ trợ, việc cho vay lại 50% tiền ký quỹ, doanh nghiệp có thể hấp thụ được ngay.

Do ảnh hưởng dịch của Covid-19, ngành du lịch Việt Nam dự kiến giảm hơn 80% lượng khách quốc tế. Ảnh: VTC
Do ảnh hưởng dịch của Covid-19, ngành du lịch Việt Nam dự kiến giảm hơn 80% lượng khách quốc tế. Ảnh: VTC

Các chuyên gia cho rằng, rất nhiều doanh nghiệp du lịch phá sản trong thời gian qua, đối tượng doanh nghiệp thành lập mới để hưởng chính sách giảm 80% tiền ký quỹ sẽ không nhiều.

Trong khi, tiền ký quỹ có chức năng đảm bảo quyền lợi cho du khách khi xảy ra tai nạn trong quá trình đi du lịch. Do vậy, việc cho vay lại một nửa tiền ký quỹ sẽ khả thi hơn là giảm cho các công ty mới.

Tác giả:Hùng Lĩnh

travelmag.vn
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục