Ngân hàng MSB bị “tố” bội tín
Kết thúc quý 3/2023, MSB ghi nhận khoản nợ thuế 568 tỷ đồng. Trong kỳ, MSB ghi nhận khoản nợ xấu 4.148 tỷ đồng, tăng 100% so với cuối năm 2022.
Bên cạnh đó, theo nội dung của đơn phản ánh Công ty Cổ phần Lizen (gọi tắt là Công ty Lizen) cho biết, ngày 24/3/2023, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn (gọi tắt là: Ngân hàng MSB Sài Gòn) đã phát hành thư bảo lãnh tiền tạm ứng số 04136010056604, có thời hạn đến ngày 31/7/2023 để đảm bảo cho khoản tạm ứng của công ty đã tạm ứng cho Công ty Cổ phần THĐ 15 (gọi tắt là: Công ty THĐ 15), có trụ sở ở Tp.Bắc Ninh để thực hiện dự án xây dựng trường tiểu học Quang Trung (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Tính đến ngày 31/07/2023, Công ty THĐ 15 chưa hoàn trả cho công ty Lizen số tiền tạm ứng còn lại là hơn 14,6 tỷ đồng.
Tiếp đó, ngày 05/5/2023, Ngân hàng MSB Sài Gòn đã phát hành các thư bảo lãnh tiền tạm ứng số:04136010058130, 04136010058158, 04136010058149 và thư sửa đổi số 01, có thời hạn đến ngày 31/8/2023 để đảm bảo cho khoản tạm ứng của Công ty Lizen tạm ứng cho Công ty THĐ 15 tại dự án xây dựng trụ sở Kho bạc Nhà nước Bắc Ninh (Tp. Bắc Ninh). Tính đến ngày 31/08/2023, Công ty THĐ 15 chưa hoàn trả cho Công ty Lizen số tiền tạm ứng còn lại là gần 15,8 tỷ đồng.
Theo Công ty Lizen, trong quá trình thực hiện hai dự án trên, công ty đã rất thiện chí, tích cực hoàn thành tốt các nghĩa vụ của mình theo đúng thỏa thuận. Tuy nhiên, đến thời hạn hoàn trả tiền tạm ứng, phía Công ty THĐ 15 lại có thái độ né tránh, không muốn hoàn trả số tiền tạm ứng cho công ty.
Thế nhưng, đến ngày 31/7/2023 Công ty THĐ 15 vẫn chưa hoàn trả cho Lizen số tiền tạm ứng còn lại là hơn 14,6 tỷ đồng (theo Thư bảo lãnh tiền tạm ứng số 04136010056604) và số tiền tạm ứng còn lại là gần 15,8 tỷ đồng (các Thư bảo lãnh tiền tạm ứng số 04136010058130, số 04136010058158, số 04136010058149 và thư sửa đổi số 01) tính đến ngày 31/8/2023.
Do các khoản tiền trên đã được bảo lãnh bởi Ngân hàng MSB Sài Gòn nên Công ty Lizen đã gửi các văn bản đến ngân hàng yêu cầu thu hồi tiền tạm ứng theo thư bảo lãnh đã phát hành để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thế nhưng, các văn bản trên đều không nhận được phản hồi. Sau đó, Công ty Lizen tiếp tục liên hệ và gửi rất nhiều văn bản đến Ngân hàng MSB Sài Gòn và Ngân hàng MSB hội sở chính tại Tp. Hà Nội nhưng vẫn không được giải quyết.
Cũng theo Công ty Lizen, mặc dù đây là bảo lãnh vô điều kiện không hủy ngang, công ty không cần phải chứng minh bất kỳ nội dung gì liên quan đến bảo lãnh, song trên tinh thần thiện chí hợp tác và theo đề nghị từ Ngân hàng MSB Sài Gòn, Công ty Lizen đã để Ngân hàng MSB Sài Gòn có thời gian làm việc lại với bên Công ty THĐ 15 về số liệu cũng như thuyết phục Công ty THĐ 15 đưa tài sản bổ sung để giải ngân thay cho khoản nhận nợ bắt buộc đối với nghĩa vụ hoàn trả bảo lãnh tạm ứng. Sau một quãng thời gian dài đến nay, phía Ngân hàng MSB Sài Gòn mới chỉ cùng Công ty THĐ 15 hoàn trả số tiền 6 tỷ đồng cho Công ty Lizen.
Chuyển hóa bảo lãnh từ vô điều kiện sang bảo lãnh có điều kiện?
Ngày 12/10, Công ty Lizen đã có văn bản gửi đến bộ phận Thanh tra, giám sát Ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Tp.HCM) kêu cứu. Theo đó, ngày 24/10 vừa qua, đơn vị này đã chuyển đơn thư của Công ty Lizen đến NHTMCP Hàng Hải Việt Nam để được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả giải quyết đến Thanh tra, giám sát ngân hàng. Thế nhưng, cho dù có sự vào cuộc của bộ phận Thanh tra, giám sát Ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Tp.HCM) nhưng đến nay NHTMCP Hàng Hải Việt Nam vấn chưa có động thái thiện chí để giải quyết sự việc trên.
Nhân định về sự việc này, Luật sư – Ths. Đặng Thị Thúy Huyền – Giám đốc Công ty luật HPL và Cộng sự cho rằng, theo đúng quy định của luật định cũng như theo nội dung của chứng thư bảo lãnh thì đều thể hiện rất rõ đây là bảo lãnh tạm ứng vô điều kiện không huỷ ngang, việc Lizen yêu cầu ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi đã đến hạn là hoàn toàn hợp lệ và đúng quy định. Ngoài ra việc giá trị tạm ứng chưa thu hồi còn lại được căn cứ trên cơ sở pháp lý là hồ sơ thanh toán đã được ký xác nhận giữa hai bên tính đến thời điểm thu hồi. Do đó việc ngân hàng luôn đưa ra các lý lẽ là số liệu chưa rõ, cần phải đối chiếu chỉ để thể hiện việc cố tình trì hoãn kéo dài việc thực hiện nghĩa vụ, không có trách nhiệm đối với bảo lãnh do mình đã phát hành.
Tuy ngân hàng luôn nói chịu trách nhiệm với thư bảo lãnh đã phát hành tuy nhiên lại kèm theo từ “Nhưng…”, hoàn toàn mâu thuẫn với chính nội dung bảo lãnh vô điều kiện đã phát hành. Rồi tự khẳng định việc Lizen và THĐ15 còn nhiều vấn đề bất đồng chưa thống nhất. Lizen không có gì về bất đồng với THĐ15 để phải ảnh hưởng đến bảo lãnh tạm ứng này. Chúng tôi căn cứ theo giá trị tạm ứng còn lại phải thu hồi đến thời điểm hết hạn bảo lãnh được ghi nhận theo hồ sơ thanh toán đã được ký xác nhận giữa hai bên.
Luật sư – Ths. Đặng Thị Thúy Huyền nhấn mạnh: “Ở đây đang là trách nhiệm phải thực hiện của ngân hàng đối với bảo lãnh đã phát hành, còn việc ngân hàng sẽ làm việc với THĐ15 có trách nhiệm nộp tiền, đưa tài sản vào để ngân hàng MSB đảm bảo lại cho khoản tiền mà ngân hàng MSB phải hoàn trả theo đúng nghĩa vụ bảo lãnh với Lizen là một vấn đề hoàn toàn độc lập. Vấn đề là MSB không giải quyết được với công ty THĐ15 là đơn vị MSB tài trợ để phát hành bảo lãnh, đồng thời ngân hàng cũng không chịu trách nhiệm bỏ nguồn vốn đối ứng ra trước để giải quyết trách nhiệm của bảo lãnh, thể hiện việc cùng THĐ15 để đưa ra lý do điều kiện phải đối chiếu số liệu nghĩa là có sự xác nhận của THĐ15 mới hoàn trả tạm ứng, trong khi THĐ15 đang cố tính để không thực hiện việc hoàn trả tạm ứng thì không khác gì đang cố tình “đánh đố” cho Lizen. Giống như đang chuyển hóa bảo lãnh từ vô điều kiện sang bảo lãnh có điều kiện “bất khả thi”.