Kim ngạch XK rau quả trong 5 năm qua tăng trưởng ở mức cao, bình quân 26,5%/năm, từ 439 triệu USD năm 2009 tăng lên gần 1,1 tỉ USD năm 2013. Riêng 3 tháng đầu năm 2014, giá trị XK đạt 276 USD, tăng 46,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm tháng đầu năm 2014, xuất khẩu rau quả ước đạt 472 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ 2013. Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của rau quả Việt Nam, chiếm 32% thị phần. Nhật Bản và Mỹ là hai thị trường đứng thứ hai với 5,5%; đứng thứ ba là thị trường Hàn Quốc
Rau quả của Việt Nam hiện được xuất đi trên 40 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó, 10 thị trường lớn nhất là: TQ, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Hà Lan, Thái Lan và Singapore.
Trong 10 thị trường XK chính của Việt Nam, TQ vẫn chiếm thị phần lớn nhất với tỉ trọng khoảng 1/3 tổng kim ngạch XK rau quả. Riêng trong 3 tháng đầu năm 2014, thị trường TQ chiếm tới 28,5% với kim ngạch đạt 53,4 triệu USD và thống kê trong 5 năm qua cho thấy kim ngạch XK rau quả sang TQ liên tục tăng. Các mặt hàng XK của Việt Nam sang TQ chủ yếu là: thanh long, xoài, vải, nhãn, chuối, dừa và dứa.
Sau TQ, Nhật Bản đang là thị trường XK rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam với thị phần chiếm khoảng 8%. Thống kê 3 tháng đầu năm 2014 đạt xấp xỉ 16 triệu USD, tăng 12,7% so với năm 2013. Các mặt hàng XK của ta sang Nhật Bản chủ yếu cải bó xôi, dưa chuột, nấm, sơri, thanh long và xoài. Tiếp đến là thị trường Hoa Kỳ với tổng kim ngạch khoảng 5 - 6%, Thái Lan 3,8%, Hàn Quốc 3,5%, Hà Lan 3,15% và các thị trường khác từ 2 - 3%.
Việt Nam đang xúc tiến mở rộng và đẩy mạnh XK rau quả sang các thị trường mới như: Ấn Độ, Chile, Niu Di-lân và các một số nước Đông Âu.
Theo thông tin từ Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2014 có thể đạt khoảng 1,2 tỷ USD.
Như vậy có thể thấy thị trường xuất khẩu hoa quả Việt Nam là thị trường rất ổn định và là một ngành xuất khẩu đầy tiềm năng của Việt Nam.
Những khó khăn trong tương lai.
Trung Quốc – thị nhập khẩu hoa quản lớn nhất của Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ sụt giảm về số lượng do tình hình biển Đông và mối lo sợ sẽ xảy ra chiến tranh biên giới giữa hai nước. Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc chủ yếu qua đường tiểu ngạch. Các đối tác phía Trung Quốc thường xuyên áp dụng chính sách thương mại biên giới của địa phương, hình thức buôn bán không ổn định, nên việc xuất khẩu gặp nhiều khó khăn và rủi ro bất thường.
Mất đi thị trường Trung Quốc thật sự sẽ là tổn thất rất lớn cho ngành xuất khẩu rau qua của Việt Nam khi nước này là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam với khoảng 302,61 triệu đô la Mỹ, chiếm 27,64% thị phần xuất khẩu của cả nước. Hơn nữa đây lại là thị trương dễ tính trong công tác kiểm dịch và ATVSTP. Ngoài ra, khâu vận chuyển, tiêu thụ sang thị trường TQ thuận lợi cả trên bộ và trên biển. Qua đó cho thấy, trước mắt và lâu dài TQ vẫn là thị trường XK rau quả lớn và quan trọng đối với Việt Nam, chưa có thị trường nào thay thế được.
Ở các thị trường khác như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, hay EU thì sự kiểm soát, kiểm dịch rất khắt khe, không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được nhưng bù lại giá thành sản phẩm khi xuất sang các nước này rất cao có thế gấp 10 lần giá khi xuất sang Trung Quốc.
Vd: Thị trường Mỹ, họ yêu cầu mặt hàng rau quả khi XK vào nước họ ngoài kiểm soát dư lượng thuốc BVTV còn phải chiếu xạ. Với Nhật Bản, Hàn Quốc lại yêu cầu xử lí qua hơi nước nóng từ 40 - 48 độ C... Do đó, tôi đề nghị để tránh vi phạm những hoạt chất BVTV mà phía nước bạn hay kiểm tra kỹ, các vùng SX của ta nên loại bỏ không sử dụng.
Cùng tháo gỡ khó khăn
Để ngành xuất khẩu rau quả Việt Nam phát triển chúng ta cần phát triển theo chiều hướng sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để đáp ứng với những yêu cầu khắt khe từ những thị trường tiềm năng như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Niu Di-lân…
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám đề nghị các đơn vị liên quan sớm xử lí các vướng mắc hiện nay ở các thị trường NK rau quả lớn của Việt Nam tham mưu để Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao có văn bản gửi các cơ quan nhằm tháo gỡ. Đẩy nhanh việc mở rộng các thị trường XK mới như: Ấn Độ, Chile, Niuzilan. Tăng cường quảng bá và xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu quốc gia.
Các địa phương, ban ngành, HTX, DN ngay từ bây giờ tập trung khuyến khích tiêu dùng nội địa, đây là giải pháp tức thời rất hiệu quả nhằm giảm tải cho thị trường XK. Về mặt lâu dài, cần nhanh chóng tập trung rà soát cơ chế chính sách về thuế, tín dụng để từ đó có những kiến nghị Chính phủ, Quốc hội tạo điều kiện để thu hút các DN đầu tư công nghệ, máy móc bảo quản, chế biến rau quả XK.
Đồng thời cũng có ý kiên cho rằng Việt Nam nên hình thành nhưng khu chuyên trồng rau củ xuất khẩu. Những khu này sẽ nắm rõ về những yêu cầu của thị trường mà mình đang hướng tới để có những đưa ra những chính sách phù hợp với từng loại rau củ. Lúc đó, chắc chắn việc kiểm soát về chất lượng sẽ dễ dàng và an toàn hơn.
Còn về thị trường Trung Quốc đại diện Vụ Hợp tác Quốc tế, Phó Vụ trưởng Vũ Văn Minh cho rằng: Việt Nam và TQ đều là thành viên của WTO nên về nguyên tắc, việc trao đổi buôn bán sẽ không ảnh hưởng bởi yếu tố chính trị. Tuy nhiên, giao thương được nhắc đến ở đây phải là chính ngạch chứ không phải tiểu ngạch. Vì vậy, XK hàng qua đường chính ngạch cũng là một giải pháp các DN nên tính đến.
Chu Quỳnh (TH)