Vietracimex 'quên' nợ ngân sách, cư dân Hinode City có được cấp 'sổ hồng'?

Cho rằng Vietracimex quảng cáo sai sự thật, chậm trễ cấp sổ hồng dự án Hinode City, nhiều cư dân đã căng băng rôn, khẩu hiệu phản đối quyết liệt. Theo HĐND TP.

 

Chiều ngày 1/3, hàng trăm cư dân sống tại dự án Hinode City (201 Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã cùng nhau “xuống đường”, mang theo nhiều băng rôn, khẩu hiệu với nội dung yêu cầu phản đối chủ đầu tư và "đòi" sổ hồng.
Chiều ngày 1/3, hàng trăm cư dân sống tại dự án Hinode City (201 Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã cùng nhau “xuống đường”, mang theo nhiều băng rôn, khẩu hiệu với nội dung yêu cầu phản đối chủ đầu tư và "đòi" sổ hồng.
 

Chiều ngày 1/3, hàng trăm cư dân sống tại dự án Hinode City (201 Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) do Công ty CP Thương mại Xây dựng (Viettracimex - nay là WTO) làm chủ đầu tư đã cùng nhau “xuống đường”, mang theo nhiều băng rôn, khẩu hiệu với nội dung yêu cầu chủ đầu tư phải tổ chức họp mặt và đối thoại với cư dân, nhằm giải quyết các vấn đề bất cập đang còn tồn tại, đồng thời đề nghị cơ quan chức năng sớm vào cuộc xem xét, giải quyết.

Phần lớn băng rôn, khẩu hiệu đều có chung một số nội dung như: “CĐT Vietracimex quảng cáo sai sự thật, lừa dối khách hàng”; “Cư dân Hinode City 201 Minh Khai kêu cứu các cơ quan chức năng, yêu cầu CĐT Vietracimex đối thoại và giải quyết bức xúc của cư dân"; “CĐT Vietracimex bàn giao chậm trễ, không có sổ hồng”…

Đại diện tập thể cư dân cho biết, cư dân đã nhiều lần phản ánh và có đơn kiến nghị gửi tới chủ đầu tư về việc sớm tiến hành các thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng) cho cư dân và khẩn trương tổ chức hội nghị nhà chung cư nhằm sớm bầu ra Ban Quản trị. Nhưng sau nhiều lần kiến nghị, cư dân vẫn không nhận được phản hồi từ phía Vietracimex.

Theo cư dân, đáp lại những kiến nghị của cư dân là sự im lặng rất khó hiểu từ phía Vietracimex; khi đã nhiều tháng trôi qua, đơn vị này vẫn không đưa ra một câu trả lời thoả đáng.
Theo cư dân, đáp lại những kiến nghị của cư dân là sự im lặng rất khó hiểu từ phía Vietracimex; khi đã nhiều tháng trôi qua, đơn vị này vẫn không đưa ra một câu trả lời thoả đáng.
 

Tại Đơn kiến nghị gửi tới Vietracimex vào ngày 23/11/2021, cư dân đề nghị chủ đầu tư khẩn trương làm thủ tục cấp sổ hồng cho các chủ sở hữu căn hộ theo đúng quy định pháp luật. Ngoài ra, cư dân cũng đề nghị chủ đầu tư khẩn trương tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu để thành lập ra Ban quản trị, cũng như mong muốn chủ đầu tư thực hiện đầy đủ các tiện ích theo đúng quảng cáo khi bán hàng và khẩn trương hoàn thành lối đi 201 Minh Khai để đưa vào sử dụng.

Theo cư dân, đáp lại kiến nghị của cư dân là sự im lặng rất khó hiểu từ phía Vietracimex; khi đã nhiều tháng trôi qua, đơn vị này vẫn không đưa ra một câu trả lời thoả đáng. “Trong tài liệu quảng cáo bán hàng, chủ đầu tư đưa ra 58 tiện ích tại dự án; nhưng đến nay các tiện ích chỉ có rất ít, thiếu đến 46/58 tiện ích, trong đó có 3 tiện ích không đúng như quảng cáo. Dù cư dân đã chờ đợi rất lâu, nhưng vẫn không thấy chủ đầu tư có động thái giải quyết kiến nghị...", một cư dân cho biết.

Ngày 7/3, tại trụ sở UBND quận Hai Bà Trưng đã diễn ra cuộc họp do Phòng Quản lý đô thị quận chủ trì, phối hợp với UBND phường Minh Khai và các đơn vị chức năng kiểm tra, giải quyết đơn của các cư dân. Tại cuộc họp, đại diện chủ đầu tư Vietracimex khẳng định, đã ghi nhận các ý kiến của các bên tham gia cuộc họp và cho biết sẽ báo cáo lãnh đạo Tổng Công ty các nội dung này.

Cũng tại cuộc họp này, tập thể cư dân cũng đã trình bày một số nội dung cho rằng: Chủ đầu tư chậm làm thủ tục cấp sổ hồng; chậm tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu, chậm thành lập Ban quản trị; không thực hiện đầy đủ các tiện ích theo đúng quảng cáo và không cho cư dân đi lối đi 201 Minh Khai; tự ý sử dụng đường nội bộ để chở vật liệu xây dựng; không công khai các khoản thu - chi phí quản lý nhà chung cư, quỹ bảo trì do cư dân đã đóng và không công khai việc đã đóng phí quản lý và quỹ bảo trì đối với phần diện tích sở hữu riêng của chủ đầu tư; bàn giao căn hộ không đúng các thiết bị, vật liệu đã thỏa thuận trong HĐMB; nhiều điều khoản trong HĐMB không đúng quy định tại Hợp đồng mẫu đã đăng ký với Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương).

Theo HĐND TP. Hà Nội, hơn 143 tỷ đồng tiền chậm nộp mà Vietracimex nợ ngân sách Nhà nước tại dự án Hinode City là khoản nợ khó thu; Cục thuế TP. Hà Nội đã tiến hành cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hoá đơn không còn giá trị sử dụng, và mời đôn đốc nợ nhiều lần.
Theo HĐND TP. Hà Nội, hơn 143 tỷ đồng tiền chậm nộp mà Vietracimex nợ ngân sách Nhà nước tại dự án Hinode City là khoản nợ khó thu; Cục thuế TP. Hà Nội đã tiến hành cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hoá đơn không còn giá trị sử dụng, và mời đôn đốc nợ nhiều lần.
 

Trước đó, HĐND TP. Hà Nội đã chỉ rõ sai phạm của Vietracimex trong việc chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất, nợ tiền chậm nộp tiền sử dụng đất tại dự án Hinode City (201 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng). Cụ thể, dự án này hiện nợ Ngân sách Nhà nước số tiền 143,384 tỷ đồng. Đây cũng là số tiền chậm nộp còn phải thu tính đến thời điểm cuối tháng 5/2021. Khi phân tích khoản tiền chậm nộp này của Vietracimex, HĐND TP. Hà Nội đã nêu rõ rằng đây là khoản tiền nợ khó thu. Quá trình đôn đốc thu hồi nợ, Cục thuế TP. Hà Nội đã tiến hành cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hoá đơn không còn giá trị sử dụng, và mời đôn đốc nợ nhiều lần.

Chia sẻ quan điểm dưới góc độ pháp lý về vụ việc này, Luật sư Đặng Xuân Cường (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội; TAT Law Firm) cho biết: Theo Điều 9 của Luật Nhà ở năm 2014 thì: “Đối với nhà ở được đầu tư xây dựng theo dự án để cho thuê mua, để bán thì không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng) cho chủ đầu tư mà cấp Giấy chứng nhận cho người thuê mua, người mua nhà ở; trừ trường hợp chủ đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở chưa cho thuê mua, chưa bán. Trường hợp chủ đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê thì được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.”

Luật sư Đặng Xuân Cường (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội; TAT Law Firm).
Luật sư Đặng Xuân Cường (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội; TAT Law Firm).
 

Từ căn cứ nêu trên có thể khẳng định: Khi việc mua bán nhà giữa khách hàng và chủ đầu tư tại dự án Hinode City là hợp pháp; đồng thời khách hàng đã thanh toán đủ số tiền mua nhà thì khách hàng hoàn toàn có quyền được cấp sổ hồng. Tuy nhiên, kể cả trong trường hợp khách hàng đã mua bán hợp pháp nhà ở với chủ đầu tư thì khách hàng vẫn có thể gặp phải rủi do trong việc cấp sổ hồng. Bởi lẽ, nếu chủ đầu tư chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước thì dù đã ra được sổ hồng, những cuốn sổ này vẫn sẽ bị cơ quan có thẩm quyền giữ lại cho đến khi chủ đầu tư thực hiện xong nghĩa vụ tài chính.

Điều này được quy định tại khoản 3 Điều 98 Luật Đất đai hiện hành, là một chế tài nhằm đảm bảo việc thu hồi các khoản tài chính mà chủ đầu tư nợ Nhà nước. Thế nhưng, điều này vô hình chung lại làm ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng - những người mua bán nhà hợp pháp. Do vậy, khách hàng khi có nhu cầu mua nhà tại những dự án đầu tư xây dựng nhà ở cần phải tìm hiểu rất kỹ về năng lực, uy tín, ý thức chấp hành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước của chủ đầu tư, để tránh gặp phải những vướng mắc ảnh hưởng tới quyền và lợi ích chính đáng của bản thân; tránh để xảy ra những trường hợp tương tự.

Thuỳ Chi

Ngày Nay
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục