Các hình thức cho vay trả góp
Nôm na thì vay trả góp là việc chủ nợ giao cho người đi vay một khoản tiền và nghĩa vụ của người đi vay là sau một thời gian xác định được tính theo tháng, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng hoặc theo năm, 1 năm, 2 năm, 3 năm, 5 năm, 10 năm… Trong thời gian này, số tiền gốc mà người đi vay nhận được sẽ được chia nhỏ thành nhiều phần, tương ứng với số tháng cho vay, và mỗi tháng, người vay phải trả một khoản nhỏ đó kèm theo lãi suất.
Ví dụ, anh Trung có vay ngân hàng 200 triệu đồng để mua một chiếc xe tải với thời hạn vay 10 năm, lãi suất 8%/năm. Sau khi giải ngân, số tiền 200 triệu sẽ được chia nhỏ thành 120 khoản bằng nhau, tương ứng với 120 tháng, là 1.666.667 đồng/tháng. Cộng với lãi suất 8%/năm, mỗi tháng anh Trung phải trả ngân hàng khoảng 3 triệu đồng. Đây là ví dụ đơn giản nhất để giải thích cách các ngân hàng cho vay trả góp chứ trên thực tế, việc tính lãi suất còn dựa trên nhiều yếu tố khác.
Hiện tại, có ba hình thức vay phổ biến là vay thế chấp, vay tín chấp và vay cầm cố tài sản. Trường hợp của anh Trung là vay thế chấp tài sản khi anh thế chấp quyền sở hữu chiếc xe cho ngân hàng để đổi lấy khoản vay. Vay tín chấp là khi ngân hàng phê duyệt khoản vay dựa trên uy tín và thu nhập thường xuyên của khách. Vay cầm cố tài sản, nôm na là cầm đồ, là việc người cho vay sẽ giữ lại tài sản của người đi vay.
Lãi suất khoản vay - vấn đề nóng nhất
Bất cứ ai khi vay tiền đều quan tâm đến lãi suất. Cũng là vay trả góp hàng tháng nhưng mỗi hình thức vay, tùy theo đặc tính của mình, sẽ có những mức lãi suất khác nhau.
Vay thế chấp tài sản là hình thức vay có mức lãi suất thấp nhất so với hai hình thức vay còn lại. Cụ thể, mức lãi suất các khoản vay thế chấp năm 2023 giao động trong khoảng từ 8 - 13%/năm, thậm chí tuỳ từng gói vay, mức lãi suất còn thấp hơn, xuống khoảng 7,5%/năm. Đó là bởi khi cho vay, ngân hàng đã nắm được quyền sở hữu tài sản và cũng đã biết được khách hàng sử dụng số tiền vay đó ra sao, khả năng sinh lời từ số tiền vay đó cùng một số vấn đề khác. Điều này giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro mất khoản vay và vì thế mức lãi suất thấp hơn. Tuy nhiên, các ngân hàng thường chỉ nhận cho vay với các tài sản thế chấp có giá trị lớn như ô tô hoặc bất động sản nên hình thức vay này không thực sự phù hợp với người lao động phổ thông.
Vay tín chấp có lãi suất cao hơn bởi ngân hàng chỉ dựa trên uy tín của khách mà cho vay. Điều này mang đến những rủi ro nhất định như việc khách hàng có thể mất thu nhập dẫn đến nợ xấu, gây thiệt hại cho ngân hàng. Do đó, các ngân hàng thường sẽ áp dụng mức lãi suất tín chấp cao hơn lãi suất thế chấp và các công ty tài chính cho vay tiêu dùng cũng áp dụng cách tính này. Lãi suất trung bình của các khoản vay tín chấp là 18 - 36%/năm, thậm chí có sản phẩm vay tín chấp có lãi suất lên đến 50%/năm. Tuy nhiên, do đặc tính không cần có tài sản thế chấp mà vẫn vay được tiền nên dù lãi suất có cao thì vay tín chấp vẫn được nhiều người lao động phổ thông ưa chuộng.
Cuối cùng là vay cầm cố, hình thức vay gần gũi nhất với người lao động bình dân. So với vay thế chấp, các tài sản có thể dùng để cầm cố đa dạng hơn và bình dân hơn, từ xe máy phổ thông đến điện thoại thông minh hay máy vi tính… cao cấp hơn thì là xe hơi, bất động sản hay vàng, trang sức… Người vay cũng không cần chứng minh thu nhập hay nợ xấu. Số lượng các tiệm cầm đồ thì nhiều, thủ tục nhanh gọn, giải ngân tức thì nên cầm đồ được xem là giải pháp vay phù hợp với người lao động phổ thông, nhất khi họ cần gấp một khoản tiền. Tuy nhiên, cầm đồ cũng có hai điểm cần chú ý. Đầu tiên, lãi suất tương đối cao, thường từ 35%/năm do cầm đồ cũng có những rủi ro nhất định khi tỉ lệ người không hoàn trả khoản vay là tương đối cao. Thứ hai là thời gian gần đây, nhiều cửa tiệm cầm đồ có xu hướng phát triển tự phát, thu các khoản lãi phí không minh bạch, thiếu cơ sở pháp lý. Do đó, nếu có nhu cầu, khách hàng cần phải lựa chọn những cơ sở cầm đồ uy tín mà tên tuổi đã được khẳng định như chuỗi cửa hàng cầm đồ F88.
Rõ ràng, việc chia nhỏ khoản vay rồi trả dần theo từng tháng là một giải pháp tài chính tốt đối với người lao động phổ thông và cả ba hình thức vay thế chấp, vay tín chấp, vay cầm cố đều áp dụng giải pháp trả góp này. Tuy nhiên, tùy hoàn cảnh và điều kiện của chính mình, những người lao động phổ thông nên tự cân nhắc để lựa chọn hình thức vay nào phù hợp nhất.