Ưu đãi thuế là một lý do khiến Singapore thu hút giới nhà giàu châu Á

Nhiều triệu phú và tỷ phú nước ngoài cũng đến Singapore để lập văn phòng do tin tưởng uy tín về tài chính, ưu đãi thuế, môi trường an toàn và hệ thống giáo dục ưu việt. Bên cạnh đó, họ còn hưởng nhiều ưu đãi thuế.

Nhiều triệu phú và tỷ phú nước ngoài cũng đến Singapore để lập văn phòng do tin tưởng uy tín về tài chính, ưu đãi thuế, môi trường an toàn và hệ thống giáo dục ưu việt. Bên cạnh đó, họ còn hưởng nhiều ưu đãi thuế.

Là trung tâm tài chính của châu Á, Singapore thu hút hàng sự chú ý của cả giới doanh nghiệp lẫn giới nhà giàu. Doanh nghiệp đua nhau đặt trụ sở chính ở đảo quốc sư tử, còn giới nhà giàu coi đây là nơi hoàn hảo để cất giữ tài sản. Vài năm gần đây, Singapore cũng thu hút một loại hình đầu tư khác thông qua các văn phòng gia đình.

Khoảng 200 văn phòng gia đình đang hoạt động tại Singapore, quản lý khoảng 20 tỷ USD. Ảnh: Forbes
Khoảng 200 văn phòng gia đình đang hoạt động tại Singapore, quản lý khoảng 20 tỷ USD. Ảnh: Forbes

South China Morning Post đưa tin, từ năm 2017 đến năm 2019, số lượng văn phòng gia đình ở Singapore đã tăng vọt 500%. Nhiều gia đình giàu muốn lập văn phòng để quản lý tài sản. Nhiều triệu phú và tỷ phú nước ngoài cũng đến Singapore để lập văn phòng do tin tưởng uy tín về tài chính, ưu đãi thuế, môi trường an toàn và hệ thống giáo dục ưu việt.

Bộ trưởng Tharman Shanmugaratnam, quan chức phụ trách Cơ quan Tiền tệ Singapore, ước tính khoảng 200 văn phòng gia đình đang hoạt động tại Singapore, quản lý khoảng 20 tỷ USD.

Giống như Singapore, Hong Kong cũng ban hành nhiều ưu đãi cho các văn phòng gia đình. Ủy ban Chứng khoán và Hợp đồng Tương lai thành phố ban hành hướng dẫn cấp phép đầu tiên hồi tháng 9. Hai tháng sau đó, 50 văn phòng đã đăng ký giấy phép.

Lee Woon Shiu, một chuyên gia của Ngân hàng tư nhân DBS, bình luận rằng các văn phòng gia đình đánh giá cao Singapore bởi tiềm năng phát triển của châu Á. Họ coi thành phố này là cửa ngõ của khu vực.

"Cơ hội đầu tư trên khắp ASEAN là thứ mà các văn phòng gia đình đang tìm. Họ không chỉ tìm cơ hội trong thị trường tài chính và bất động sản, mà còn tìm cơ hội làm việc với chủ doanh nghiệp địa phương ở những ngành nghề kinh doanh khác", ông Lee bình luận.

Báo cáo của Boston Consulting Group ước tính tài sản của châu Á trừ Nhật Bản sẽ tăng 5,1-7,4%/năm trong vòng 5 năm tới. Khu vực có thể vượt qua Tây Âu trở thành khu vực giàu thứ hai trên thế giới vào năm 2022.

Văn phòng gia đình là khái niệm quen thuộc ở châu Âu và Mỹ - nơi các gia đình giàu đã quản lý tài sản qua 10 thế hệ. Song hình thức ấy còn khá mới ở châu Á, bởi tài sản của các gia đình giàu thường chỉ tồn tại vài thế hệ. Báo cáo DBS và Economist Intelligence Unit công bố hôm 19/11 cho thấy 95% tỷ phú ở Trung Quốc là tỷ phú tự thân và họ giữ tài sản trong vòng 2-3 thập kỷ qua.

Singapore đang tận dụng vị thế trung tâm tài chính khu vực để đưa ra các ưu đãi nhằm thu hút nhiều văn phòng gia đình hơn. Theo Đạo luật Thuế thu nhập của Singapore, các phương tiện đầu tư gia đình hưởng ưu đãi miễn thuế đối với một số loại thu nhập.

Thuế đối với văn phòng gia đình cũng khá thấp ở Hong Kong. Hồi tháng 8, Hội đồng Lập pháp thành phố thông qua luật cho phép doanh nghiệp thành lập dưới hình thức công ty hợp danh hữu hạn - hình thức phổ biến của các văn phòng gia đình.

Zhang Yong và Shu Ping - cặp vợ chồng tỷ phú điều hành chuỗi nhà hàng lẩu Haidilao, ông trùm máy hút bụi James Dyson là 3 trong số những người có văn phong gia đình ở Singapore.

Ở Hong Kong, người ta thấy các văn phòng gia đình của tỷ phú Cheung Chung Kiu - Chủ tịch Công ty bất động sản CC Land (Trung Quốc). Horizons Ventures của nhà tài phiệt Lý Gia Thành cũng hoạt động như một công ty đầu tư mạo hiểm tập trung vào công nghệ. Tuy nhiên, ngoài những người siêu giàu, đa số gia đình đều giấu danh tính.

Lawrence Loh, một nhà nghiên cứu của Đại học Quốc gia Singapore, nhận định sự phát triển của các văn phòng gia đình cũng giúp Singapore củng cố hình ảnh trung tâm tài chính an toàn.

“Đối với Singapore, các văn phòng gia đình, nhất là những văn phòng toàn cầu, sẽ làm tăng nguồn vốn có thể đầu tư. Sự gia tăng ấy giúp Singapore giữ vững vị thế trung tâm đầu tư, và quan trọng hơn là trung tâm tài chính hàng đầu thế giới", Loh nhấn mạnh.

TCDN
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục