Báo cáo từ Công ty an ninh mạng FireEye (Mỹ) cho biết, các nhóm tin tặc Trung Quốc, được cho là có sự hỗ trợ từ phía nhà nước, bị cáo buộc đứng sau một chiến dịch tấn công mạng tinh vi, kéo dài suốt 10 năm nhằm vào các cơ quan chính phủ, công ty và nhà báo ở Đông Nam Á, Ấn Độ và một số nước khác.
Tin tặc Trung Quốc bị tố do thám châu Á suốt 10 năm
Chuyên gia tình báo FireEye cho biết "APT 30" là một đội tin tặc với một hồ sơ theo dõi dài nhất thế giới trong các hoạt động gián điệp không gian mạng. Họ cho rằng nhóm này được "nhà nước bảo trợ, nhiều khả năng là Trung Quốc," dựa trên việc sử dụng các từ ngữ Trung Hoa trong phần mềm độc hại và các mục tiêu đã chọn, phù hợp với mối quan tâm chính trị và quân sự của Bắc Kinh.
"APT30 chủ yếu nhắm vào các thực thể mà có thể đáp ứng yêu cầu thu thập thông tin tình báo của chính phủ", FireEye cho biết trong báo cáo, nhấn mạnh rằng "phần lớn" nạn nhân là ở Đông Nam Á.
"Phần lớn các nỗ lực tìm kiếm thông tin của họ cho thấy nhóm này đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực chính trị, quân sự, và các vấn đề kinh tế, lãnh thổ tranh chấp, phương tiện truyền thông của các tổ chức, nhà báo đã báo cáo về các chủ đề liên quan đến Trung Quốc và tính hợp pháp của chính phủ," báo cáo cho biết thêm.
FireEye cho biết họ đã phân tích hơn 200 mẫu phần mềm độc hại và thấy rằng nhóm tin tặc đã được quản lý để vượt qua "mạng máy gapped" -khi một mạng máy tính bị tặc công bởi các trang mạng không an toàn để đảm bảo các thông tin rất nhạy cảm vẫn an toàn.
Trung Quốc trước đây từng bị cáo buộc hoạt động gián điệp không gian mạng, bao gồm cả chính phủ Mỹ.
Năm 2014, Bộ Tư pháp Mỹ đã đệ đơn cáo buộc hình sự chống lại tin tặc trong quân đội Trung Quốc.
Trâm Anh