Trụ sở của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam sẽ đặt tại Hà Nội?

(Kinhdoanhnet) – Theo như đề án sáp nhập Sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam mà Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, trụ sở của Sở sẽ được đặt tại Hà Nội.

Sau một thời gian khá dài tranh luận cuối cùng mới đây, Bộ Tài chính đã trình lên Chính phủ đề án sáp nhập Sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Theo phương án hợp nhất hai sở giao dịch chứng khoán, trong giai đoạn 2015-2020, đơn vị sau sáp nhập có tên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam với tỷ lệ sở hữu Nhà nước 100%. Nguyên tắc hoạt động là lấy nguồn thu để bù chi phí, có tích lũy cho đầu tư phát triển thay vì đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Đơn vị đại diện vốn Nhà nước tại đây sẽ là Bộ Tài chính.

Kể từ sau năm 2020, tỷ lệ sở hữu Nhà nước sẽ giảm còn 75-90%. Khi đó các công ty chứng khoán thành viên sẽ có thể được mua 10-25% cổ phần của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.

Sở giao dịch sau hợp nhất sẽ vận hành hai sàn chứng khoán trên ba thị trường gồm cổ phiếu, trái phiếu và phái sinh. Phương án này sẽ tiết kiệm chi phí cho các thành viên thị trường.

Đặc biệt trong phương án mà Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, trụ sở của sở sẽ được đặt tại Hà Nội.

Tuy nhiên quyết định này của Bộ Tài chính đã gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận.

Theo ý kiến của chuyên gia kinh tế T.S Nguyễn Trí Hiếu hoàn toàn đồng tình với quyết định này của Bộ Tài Chính. Bởi T.S Hiếu cho biết ở các nước có thị trường tài chính phát triển, hầu hết các trụ sở chính của các sở giao dịch chứng khoán đều đặt tại trung tâm tài chính, nơi có thị trường chứng khoán, tài chính phát triển mạnh nhất.

“Nguyên tắc của thế giới là ở đâu giao dịch mạnh, sầm uất thì ở đó đặt trụ sở chính nhằm tạo thuận lợi cho tất cả các thành phần tham gia thị trường" - TS Hiếu nói.

Đồng tình với quan điểm trên, một số chuyên gia kinh tế khác cũng cho rằng trụ sở của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam nên đặt tại Hà Nội - thủ đô cả nước, gần các cơ quan đầu não, nơi ban hành các chính sách về quản lý, điều hành thị trường.

Các vị chuyên gia này còn cho biết trong thời gian qua, HNX đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, tham dự của các cấp lãnh đạo Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hơn hẳn sàn HOSE do HNX ở gần các cơ quan đầu não của đất nước.

Tuy nhiên chiều ngược lại nhiều ý kiến lại cho rằng nên đặt trụ sở tại TPHCM bởi đây là nơi đã khai sinh ra thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây cũng là trung tâm kinh tế năng động, lớn nhất cả nước, tâm điểm của khu vực kinh tế phía Nam và miền Trung.

Ngoài ra theo Tổng giám đốc một công ty chứng khoán cho rằng hiện nay hầu hết các công ty chứng khoán lớn, nhà đầu tư từ cá nhân đến tổ chức trong và ngoài nước trụ sở đều đặt ở TP HCM do đó để có thể tạo thuận lợi cho các công ty chứng khoán, nhà đầu tư, các tổ chức trung gian khác tham gia thị trường thì nên đặt tại TP HCM.

TP HCM là 'cái nôi' của thị trường chứng khoán.
 TP HCM là "cái nôi" của thị trường chứng khoán.

Còn theo TS Trần Quang Thắng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế TP HCM lại bác bỏ quan điểm cho rằng nên đặt sở giao dịch chứng khoán ở cạnh cơ quan quản lý để thuận lợi cho các hoạt động hành chính. Theo ông Thắng suy nghĩ này là lạc hậu vì thực tế, hoạt động của sở giao dịch không phải mang tính hành chính mà là tính giao dịch, thương mại. Trong khi đó TP HCM đã sẵn là "cái nôi", là nơi phát triển sôi động của thị trường chứng khoán, lại là trung tâm kinh tế, nơi thu hút tốt nhà đầu tư nước ngoài, do vậy nên chọn nơi này làm trụ sở giao dịch chứng khoán.

Tuy nhiên theo ý kiến của Bộ Tài Chính nếu đặt trụ sở Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam ở TP.HCM đương nhiên sẽ phải chuyển hai sàn cổ phiếu Hnx và UpCom vào Hose, thì giữa quy mô, tầm quan trọng của Hose và vai trò chi nhánh (hoặc văn phòng đại diện) sẽ không hợp lý. Trụ sở đặt ở đâu, quy mô ở đó phải lớn hơn và chất lượng hàng hóa bắt buộc phải vượt trội, tức là sàn cổ phiếu Hose phải chuyển ra Hà Nội.

Hoàng anh (Th theo NLĐ; TBKTSG; VnExpress)

 

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục