TP. HCM đang phải đối mặt với nguy cơ thừa Trung tâm thương mại

(Kinhdoanhnet) - Thị trường Tp.HCM đang đang đứng trước nguy cơ bùng bổ nguồn cung trung tâm thương mại với nhiều dự án mới khai trương hoặc sắp hoàn thành đang ồ ạt "đổ bộ" thị trường. Đây sẽ là áp lực rất lớn đối với thị trường trong thời gian tới.

TP. HCM đang phải đối mặt với nguy cơ thừa Trung tâm thương mại - Ảnh 1
TP. HCM đang phải đối mặt với nguy cơ thừa Trung tâm thương mại

Thời gian gần đây, có một số trung tâm thương mại tọa lạc ở vị trí đắc địa cũng rơi vào tình trạng ế ẩm vì lượng khách đến tham quan rất ít, chứ chưa nói đến lượng khách mua sắm.

Một người chủ kinh doanh mặt hàng điện tử cho biết: “Tình hình kinh doanh từ giữa năm 2014 đến nay khá ế ẩm, chúng tôi phải cố cầm cự để chờ thời điểm thích hợp vì không muốn mất số tiền đặt cọc 3 tháng đã nộp. Thay vào đó, chúng tôi buộc phải thuê mặt bằng kinh doanh tại những vị trí ở ngoại vi trung tâm để bù lỗ”.

Trong báo cáo mới nhất của Công ty TNHH Cushman & Wakefield Việt Nam, đơn vị này cho biết, khu vực nội và ngoại thành Tp.HCM hiện nay đang đón nhận một xu hướng đầu tư mới, đó là có khá nhiều nhà bán lẻ nước ngoài xây dựng các trung tâm mua sắm lớn với các dịch vụ trọn gói và có giá chào thuê cạnh tranh so với khu vực trung tâm thành phố.

Năm 2014 được đánh dấu bằng việc khai trương trung tâm thương mại lớn nhất và đầu tiên tại Tp.HCM của tập đoàn Aeon, Nhật Bản với diện tích sàn là 88.064m2. Trong năm vừa qua, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đã tích cực mở rộng quy mô với sự kiện gây được sự chú ý nhất là trong tháng 10/2014, Vingroup đã mua lại chuỗi siêu thị của Ocean Retail Group và đổi tên thành VinMart Retail Group.

Với thương hiệu mới này, Vingroup lên kế hoạch đến năm 2017 sẽ xây dựng mới hoặc mua lại 100 siêu thị VinMart và 1.000 cửa hàng tiện lợi. Vingroup cũng dự tính sẽ đầu tư xây dựng thêm 9 trung tâm thương mại trên cả nước. Ngoài ra, Co.opmart cũng có kế hoạch mở rộng thêm năm siêu thị trên toàn quốc.

Không chỉ các nhà bán lẻ trong nước, các nhà bán lẻ nước ngoài cũng đang tiến hành mở rộng thương hiệu của mình. Tập đoàn Lotte đến từ Hàn Quốc đã lên kế hoạch từ nay đến năm 2020 sẽ đưa 60 siêu thị vào hoạt động. Đặc biệt, tập đoàn bán lẻ này thông báo đã mua lại hết toàn bộ phần vốn góp của đối tác khác cũng đến từ Hàn Quốc là Posco E&C, nắm quyền quản lý và khai thác tòa cao ốc thương mại phức hợp Diamond Plaza.

Ngoài ra, một “đối thủ” khác đến từ Nhật Bản là tập đoàn Takashimaya cũng đang coi Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng loạt trung tâm mua sắm lớn trong giai đoạn tới. Theo thông tin chúng tôi được biết, vào đầu năm 2016 tới, Takashimaya sẽ khai trương trung tâm mua sắm đầu tiên tại Tp.HCM. Tập đoàn này cũng công bố đã “thâu tóm” hơn 15.000m2 của Saigon Centre và đang trong giai đoạn mở rộng để phát triển trung tâm mua sắm.

Tại cuộc họp tổng kết năm 2014 của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, một vị phó chủ tịch hiệp hội đã thẳng thắn đặt vấn đề khủng hoảng thừa TTTM. Theo vị này, trong một vài năm tới sẽ có 100.000 mét vuông sàn thương mại của dự án Masteri Thảo Điền (quận 2) và khoảng 59.000 mét vuông sàn thương mại của dự án Vinhomes Central Park (quận Bình Thạnh) đi vào hoạt động. Ngoài ra, các dự án nhà ở sắp triển khai trên địa bàn thành phố đều có khu thương mại với diện tích từ hàng ngàn đến hàng chục ngàn mét vuông sàn.

Cũng theo vị này, ở các nước phát triển như Singapore chẳng hạn, các TTTM được quy hoạch thành khu vực, tạo ra những khu mua sắm riêng biệt. "Còn ở tam đi đâu cũng thấy TTTM trong khi thu nhập của người dân chưa cao. Liệu nhu cầu mua sắm có nhiều đến thế không?", vị này trăn trở.

Trao đổi với TBKTSGm ông Simon Dickie, Giám đốc Savills Việt Nam, cho rằng nhiều nhà đầu tư hiện không chú trọng hoặc rất hạn chế lên kế hoạch từ ban đầu khi bắt tay thiết kế những khu thương mại. Những dự án này sẽ gặp khó khăn trong tương lai. Tuy nhiên, ông cũng trấn an rằng trong thời gian tới, nhu cầu từ các tập đoàn bán lẻ trong và ngoài nước sẽ gia tăng và họ cần những đia điểm giúp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.

Về giá cho thuê mặt bằng ở các TTTM tại TP.HCM, theo khảo sát thực tế của TBKTSG cũng như của CBRE VN, ở khu vực trung tâm thành phố vào khoảng 100 đô la Mỹ/mét vuông, ở các quận xa trung tâm vào khoảng 40 đô la Mỹ/ mét vuông. Nhu cầu tiềm kiếm mặt bằng bán lẻ của ngành hàng ăn uống là rất lơn với tỷ lệ gần 50%.

Nói về chi phí mặt bằng trên tổng doanh thu bán lẻ, ông James Hawkey, Giám đốc bán lẻ của Cushman&Wakefield châu Á - Thái Bình Dương, cho biết con số này dao động trong khoảng 10-20% tùy vào chiến lược của từng thương hiệu.

Mai Hoa - (Tổng hợp theo Infonet, TBKTSG)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục