Tình hình vay nợ của BAF trước khi phê duyệt khoản vay 500 tỷ đồng

Khoản vay 500 tỷ đồng của BAF sẽ được cấp bởi 3 ngân hàng nước ngoài với tài sản bảo đảm là các hợp đồng thế chấp bất động sản của công ty.

Tình hình vay nợ của BAF trước khi phê duyệt khoản vay 500 tỷ đồng - Ảnh 1

Mới đây, Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam (HoSE: BAF) mới công bố Nghị quyết HĐQT về việc phê duyệt khoản vay hợp vốn giá trị tối đa 500 tỷ đồng, tài sản đảm là các bất động sản.

Khoản vay này được cấp bởi Ngân hàng TNHH Một Thành viên Shinhan Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM; First Commercial Bank - Chi nhánh Tp.HCM; Ngân hàng Deagu - Chi nhánh TP.HCM. 

Trong đó, Ngân hàng Shinhan Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM với tư cách là bên đầu mối dàn xếp chính và đại lý nhận tài sản bảo đảm. Tài sản bảo đảm là các hợp đồng thế chấp bất động sản của BAF.

Trước khi phê duyệt khoản vay 500 tỷ đồng, BAF đã trải qua quý II/2023 với nhiều khoản chi phí phát sinh so với cùng kỳ, trong đó phần lớn đến từ chi phí lãi vay. Gánh nặng trên đã đẩy chi phí tài chính của BAF trong quý lên gấp 5 lần so với cùng kỳ, đạt 45,6 tỷ đồng.

Tại ngày 30/6/2023, dư nợ của BAF tại ngày 30/6/2023 đạt 4.470 tỷ đồng. tăng 49% so với số đầu năm. Theo đó, cả vay ngắn hạn và vay dài hạn của BAF đều có xu hướng tăng trong 6 tháng đầu năm 2023. 

BAF sở hữu khoản vay ngắn trị giá 409 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ, chủ yếu là do phát sinh thêm các khoản vay ngắn hạn trị giá 49 tỷ đồng tại MBBank và 30 tỷ đồng tại Vietcombank. Ngoài ra, khoản vay của BAF tại HDBank tăng tới 12 lần lên 60 tỷ đồng tại ngày 30/6/2023.

Về vay dài hạn, tổng cộng khoản vay của BAF ở mức 1.193 tỷ đồng, tăng 72% so với số đầu năm. Nguyên nhân tăng mạnh là do công ty phát sinh thêm khoản trái phiếu chuyển đổi trị giá 427 tỷ đồng trong khi đầu năm không ghi nhận.

Đây là lô trái phiếu với tổng giá trị chuyển đổi là 600 tỷ đồng lô trái phiếu chuyển đổi có kỳ hạn 7 năm. Trong đó cơ cấu vốn 153 tỷ đồng được ghi nhận tại vốn chủ sở hữu và cơ cấu nợ gốc 450 triệu được xác định bằng cách chiết khấu các khoản thanh toán trong tương lai theo lãi suất vay tương đương trên thị trường.

Diễn biến tình hình thị giá cổ phiếu BAF (Nguồn: TradingView).

Diễn biến tình hình thị giá cổ phiếu BAF (Nguồn: TradingView).

Sau 6 năm phát hành, BAF phải mua lại 1/2 khối lượng đang lưu hành tại thời điểm đó. Công ty sẽ mua tất toán toàn bộ phần còn lại sau 7 năm (tức ngày 16/3/2030).

Theo số liệu từ HNX, lô trái phiếu này có lãi suất cố định chỉ 5,25%/năm. Số tiền thu về dự chi mở rộng các trang trại và nhà máy chăn nuôi. Được biết, BAF thành lập vào năm 2017, hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi heo.

     

Nguyễn Phương Anh

Người đưa tin Pháp luật
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục