Thực trạng về sự việc khai thác khoáng sản tại huyện Mường Tè

Vừa qua một số phương tiện thông tin đại chúng đăng tải những thông tin về thực trạng khai thác khoáng sản trái phép ở Lai châu. Để tìm hiểu thực hư câu chuyện này, chúng tôi đã có mặt tại hiện trường.

Thực trạng về sự việc khai thác khoáng sản tại huyện Mường Tè - Ảnh 1

Đi cùng đoàn có ông Vàng Văn Bình phó trưởng bản Pắc Pạ, xã Vàng San, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Nơi mà được cho là khai thác khoáng sản trái phép. Tại hiện trường, theo như chúng tôi ghi nhận đây như là một công trường đắp kè, ngăn lũ. Một bờ kè gần 1000m đã được hình thành.

Đi cùng chúng tôi, ông Vàng Văn Bình phó trưởng bản Pắc Pạ cho biết: "Năm nào cũng thế, cứ đến mùa mưa lũ thì đây thường xảy ra lũ quét. Toàn bộ bản Pắc Pạ có 96 hộ dân cùng 500 nhân khẩu, lại nằm ngay cạnh dòng suối nên có nguy cơ sạt lở rất cao. Mặc dù bà con trong bản đã phản ánh lên các cấp chính quyền nhiều năm nay nhưng cũng chưa có câu trả thỏa đáng. Nghĩ thấy vấn đề cấp bách mỗi khi mưa bão xảy ra thì lũ quét đe dọa tính mạng con người cũng như của cải của bà con trong bản, nên chúng tôi đã kêu gọi Doanh nghiệp xây dựng tư nhân Bảo Toàn; giấy phép kinh doanh: 2301000088; ngày cấp 29 tháng 9 năm 2003; giám đốc: Lê Bảo Toàn; địa chỉ: Khu phố 7, thị trấn Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đóng trên địa bàn huyện làm kè chắn lũ cho bà con, đổi lại thì cho doanh nghiệp tận dụng khoáng sản, nạo vét cát sỏi, khoáng sản trong quá trình làm kè. Nhưng khi công trình còn 1,2 tháng nữa là hoàn thành thì tạm thời bị dừng lại."

Thực trạng về sự việc khai thác khoáng sản tại huyện Mường Tè - Ảnh 2

Tiếp đó, ông Bình còn đưa đoàn chúng tôi đi dọc bờ kè gần 1000m được xây dựng bằng những khối đá vững chắc nằm cạnh dòng suối chảy siết. Ông tâm cho biết thêm: "Thật sự bà con nơi đây rất mong mỏi các cấp chính quyền quan tâm để bờ kè được hoàn thiện sớm để bà con ổn định an cứ lập nghiệp".

Thực trạng về sự việc khai thác khoáng sản tại huyện Mường Tè - Ảnh 3

Để tìm hiểu thêm về câu chuyện trên. Chúng tôi đã có trao đổi với anh Lò A Chu, chủ tịch UBND xã Vàng San cho biết: "giữa bà con bản Pắc Pạ đã ký kết với doanh nghiệp như vậy là sai nhưng cái khó ở đây là bà con nhân dân xã đã kiến nghị vấn đề xây kè này lên các cấp gần 10 năm nay rồi, nhưng chỉ thấy huyện trả lời là chua bố trí được nguồn vốn. Mà lũ quét vùng này xảy ra thường xuyên, năm vừa rồi không có bờ kè thì sạt lở, xói mòn hết rồi".

Thực trạng về sự việc khai thác khoáng sản tại huyện Mường Tè - Ảnh 4

Mang những tâm tư, nguyện vọng của bà con, chúng tôi đã có buổi chia sẻ với ông Tống Văn Dương, phó Chủ tịch huyện Mường Tè chia sẻ: "Sự việc ký kết giữa bà con Pắc Pạ ký kết hợp đồng với doanh nghiệp bờ kè và đổi lại bà con sẽ cho doanh nghiệp tận thu khoáng sản vừa qua, chúng tôi đã tạm thời xử lý xong. Những gì sai phạm chúng tôi đã yêu cầu tạm dừng và ra khỏi địa bàn. Hiện tại phương án sắp tới của huyện là sẽ báo cáo lên tỉnh cùng các cơ quan chuyên môn để phối hợp chuyên môn để tìm ra phương án hợp lý nhất, làm sao cho hợp lý với người dân cũng như doanh nghiệp".

Thực trạng về sự việc khai thác khoáng sản tại huyện Mường Tè - Ảnh 5

Tháng 7 vừa qua huyện Mường Tè đã xảy ra trận lũ quét lịch sử. Huyện đã bị cô lập nhiều ngày và thiệt hại về người và của là rất lớn và cho đến nay người dân cũng như các cấp chính quyền huyện Mường Tè vẫn phải đang gồng mình khắc phục những hậu quả mà thiên nhiên gây ra.

Qua câu chuyện trên, thiết nghĩ các cấp chính quyền tỉnh Lai Châu nói chung cũng như huyện Mường Tè nói riêng nên có những cơ chế mở, kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư nguồn vốn xây dựng cải thiện cơ sở vật chất, hạ tầng thêm nữa để hạn chế thiệt hại mà thiên nhiên gây ra mỗi khi mua mưa bão về.

Bài & ảnh: Phương Linh/ Hanghoa&ThuonghieuHN

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục