Thế hệ Z: Triển vọng mới của nền kinh tế toàn cầu

Trong báo cáo về Tương lai nghề nghiệp 2018 (The Future of Jobs Report 2018) của Diễn đàn Kinh tế thế giới, các số liệu nghiên cứu đã chỉ ra rằng tính trong vòng ngắn hạn 3 năm tới, 30% công việc được biết đến sẽ hoàn toàn thay đổi. Thời điểm này cũng là lúc đặt ra cho thế hệ trẻ toàn cầu tính cấp thiết của việc tư duy nhằm tìm ra hướng đi mới trong kỷ nguyên số hóa của thời đại.

Thế hệ Z: Triển vọng mới của nền kinh tế toàn cầu  - Ảnh 1
(Nguồn: Báo cáo Tương lai việc làm 2018 của Diễn đàn kinh tế thế giới).

Những bước chuyển mạnh mẽ

Đến năm 2020, nền kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ chịu tác động của công nghệ AI (Artificial Intelligence - Trí tuệ nhân tạo) và Automation (Tự động hóa). Các ngành nghề mới được sinh ra đều liên quan đến tư duy sáng tạo, tư duy kết nối thế giới thật và ảo.

Các chuyên gia cũng dự báo rằng mặt trái của cách mạng công nghiệp 4.0 là có thể phân hóa thị trường lao động. Bởi khi tự động hóa thay thế lao động chân tay, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, cơ cấu ngành nghề sẽ có sự thay đổi đáng kể. Một số công việc phổ biến trước đây sẽ trở nên không cần thiết khi có sự thay thế của máy móc, từ công nhân nhà máy, nhân viên giao hàng tận nhà cho đến kế toán, luật sư, v.v...

Đối với ngành Tài chính nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có thể mang lại một cơ hội tuyệt vời để bứt phá nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức đáng kể. Đặc biệt, mức độ ảnh hưởng, lan tỏa của cuộc cách mạng này diễn ra trên quy mô toàn cầu, với tốc độ nhanh hơn những gì đã xảy ra từ trước đến nay và dự báo sẽ làm thay đổi toàn bộ cơ cấu ngành nghề và thị trường việc làm trên toàn thế giới. Vậy thế hệ nào sẽ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ bước chuyển táo bạo này?

Theo báo cáo của Forbes, ở Việt Nam, các thành viên của thế hệ Z có số lượng hơn 14 triệu người (chiếm khoảng 1/7 dân số cả nước). Được sinh ra từ năm 1995 đến 2015, thế hệ Z được sống trong kỷ nguyên cuộc Cách mạng 4.0 và sự bùng nổ công nghệ. Họ đang từng bước tham gia vào lực lượng lao động lần đầu tiên và tồn tại trong một thế giới mà dải ngăn cách giữa thế giới thực và thế giới số đang dần bị xóa nhòa.

Thế hệ Z đã và đang trở thành nhóm định hình xu hướng mới đối với nền kinh tế thế giới, nắm trong tay chiếc chìa khóa mở ra tương lai hội nhập số hóa toàn cầu. Để có thể thích nghi với những biến động liên tục của thị trường, cũng như góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho quốc gia, thế hệ Z cần không ngừng trau dồi kiến thức và kỹ năng nhằm có được lợi thế cạnh tranh khi ứng tuyển việc làm.

Thế hệ Z và hành trang bước vào công cuộc tự động hóa toàn cầu

Những kỹ năng cần thiết cho nguồn nhân lực để sẵn sàng tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp mà công nghệ không thể xử lý. Trong đó, tư duy phản biện, khả năng sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, trí tuệ cảm xúc (EI), đánh giá và đưa ra quyết định, linh hoạt trong nhận thức là những kỹ năng không thể thiếu.

Ngoài ra, kỹ năng ứng dụng công nghệ trong công việc cũng đặc biệt được lưu tâm. Theo nghiên cứu hàng quý về các kỹ năng thế hệ Z cần có trong thế kỷ số hóa đang được tuyển dụng nhiều nhất do Upwork thực hiện, có đến 70% các kỹ năng được yêu cầu nhiều nhất là hoàn toàn mới.

Ví dụ top 10 kỹ năng trong nghiên cứu bao gồm: Blockchain, Google Cloud Platform (nền tảng đám mây của Google), Volusion (nền tảng thương mại điện tử), Risk management (quản trị rủi ro), Product photography (chụp hình sản phẩm), Rapid prototyping (làm mẫu thử nhanh), Google App Engine API, SCORM (các tiêu chuẩn dành cho sản phẩm e-learning), GitLab (nền tảng lập trình), SCORM (ngôn ngữ lập trình cho blockchain),v.v...

Thế hệ Z: Triển vọng mới của nền kinh tế toàn cầu  - Ảnh 2
(Nguồn: Lovell Corporation Brands).

Có thể thấy, việc đơn thuần học tập trên trường lớp sẽ là không đủ để chuẩn bị những kiến thức và năng lực cần thiết cho thế hệ Z. Đứng trước sự thay đổi, thế hệ Z cần chủ động hơn trong việc trang bị những hiểu biết sâu rộng, tư duy mở và kỹ năng mềm để thích nghi với sự thay đổi đó.

Thế hệ Z được tin rằng sẽ trở thành những nhà lãnh đạo giỏi nhất, tạo ra tác động tích cực nhất đến Việt Nam so với các thế hệ trước. Điều này là có cơ sở bởi những kiến thức hội nhập hóa ngày nay đã được phổ biến rộng rãi, không chỉ qua những kênh thông tin truyền thống mà còn bởi hiệu quả của những buổi trao đổi kiến thức ngắn hạn, mang đến những cơ hội đáng kể đối với thế hệ trẻ ngày nay.

Nhận thức được điều này, đồng thời, với mong muốn giúp các bạn sinh viên đam mê lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng có hướng suy nghĩ mới mẻ từ đó tạo cho mình những dấu ấn riêng trong hành trình định hướng nghề nghiệp, workshop “Làn sóng ngành nghề mới trên thị trường Tài chính: Hướng đi nào cho thế hệ Z” sắp tới sẽ được tổ chức. Đến với buổi workshop người tham dự có cơ hội lắng nghe những chia sẻ, kinh nghiệm thực tế từ những diễn giả hàng đầu trong ngành:

Anh Nguyễn Hoàng Giang - Cựu CEO Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT, CEO-FOUNDER Công ty Cổ phần Công nghệ Tài chính ENCAPITAL.

Anh Nguyễn Việt Phương
- CFA Charterholder, thành viên điều hành Vietnam Community of Financial Analysts (tiền thân của Hội CFA Việt Nam); từng làm chuyên viên tư vấn tài chính tại EY Consulting Vietnam.

Chị Dương Thị Tuyết Trinh - Giám đốc Vận hành Công ty Cổ phần Việc làm 24H.

Thời gian: 17h30 ngày 13/01/2020.
Địa điểm: Hội trường D201, trường Đại học Ngoại thương, 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.
Link đăng ký: https://bit.ly/2QmSnoN

 

 

 

 

 

PV

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục