Tại sao chỉ số bay đúng giờ lại quan trọng đối với các Hãng hàng không?

Về cơ bản, một hãng hàng không có chỉ số đúng giờ cao cho thấy họ ưu tiên hành khách hơn lợi nhuận. Và trong thời đại “thời gian quan trọng hơn tiền bạc”, có thể nói đây là biểu hiện tôn trọng khách hàng ở mức cao nhất của một doanh nghiệp làm dịch vụ.

Tại sao chỉ số bay đúng giờ lại quan trọng đối với các Hãng hàng không? - Ảnh 1

 

Chỉ số bay đúng giờ (OTP - On Time Performance) là thước đo khả năng đúng giờ của các hãng hàng không. Về mặt kỹ thuật, một chuyến bay được coi là đúng giờ nếu nó khởi hành không quá 15 phút so với giờ bay dự kiến. Có nhiều lý do để khiến OTP là chỉ số đặc biệt quan trọng với các hãng hàng không trên nhiều phương diện.

Thước đo sự tin cậy

Khách hàng chọn đi trên một chuyến bay vì nhiều tiêu chí, bao gồm lịch trình bay hay giá vé, nhưng theo thống kê, chỉ số đúng giờ và tính an toàn mới là thành tố quan trọng nhất. Theo một báo cáo của Ctrip và VariFlight - công ty công nghệ thông tin chuyên về dữ liệu hàng không có trụ sở tại Trung Quốc, 21% hành khách cảm thấy việc bay đúng giờ là đặc biệt quan trọng, và có xu hướng tiếp tục chọn hãng bay có chỉ số OTP cao.

Ngoài ra, một nghiên cứu của JD Power, một công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Mỹ, cũng cho thấy 42% hành khách bay cho rằng vấn đề quan trọng nhất mà các hãng hàng không cần cải thiện chính là nâng cao chỉ số OTP.

Về cơ bản, một hãng hàng không có chỉ số đúng giờ cao cho thấy họ ưu tiên hành khách hơn lợi nhuận. Và trong thời đại “thời gian quan trọng hơn tiền bạc”, có thể nói đây là biểu hiện tôn trọng khách hàng ở mức cao nhất của một doanh nghiệp làm dịch vụ.

Đòi hỏi nỗ lực không ngừng

Rõ ràng, OTP là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hoạt động khai thác hàng không. Tuy nhiên, để đạt được tỷ lệ đúng giờ 100% là điều gần như là không thể. Bởi, trong hoạt động khai thác của ngành hàng không, mọi chuyến bay đều chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố chủ quan và khách quan.

Ngoài năng lực quản lý, vận hành, tình trạng máy bay, các yếu tố như hạ tầng sân bay, dịch vụ mặt đất, quản lý không lưu, thời tiết (mưa, bão...) và những tình huống bất thường khác (sức khoẻ hành khách,..) đều có thể tác động đến hoạt động mỗi chuyến bay.

Ví dụ, một chuyến bay bị chậm vào buổi sáng có thể dẫn tới hơn 70 chuyến bay bị chậm khác trong ngày, một thống kê cho thấy. Số phút chậm chuyến vào buổi sáng sẽ tăng lên gấp đôi vào buổi tối.

Thực tế cho thấy tại Mỹ, có khoảng 20% chuyến bay nội địa bị chậm/hủy vào 6:00 sáng, và tỷ lệ này tăng lên tới 50% vào 6:00 chiều. Cá biệt tại một số sân bay đông đúc ở Châu u, tỷ lệ chậm/hủy có thể lên tới hơn 70% vào cuối ngày.

Tối ưu hóa chi phí hoạt động

OTP và hiệu quả về chi phí của một hãng hàng không có mối quan hệ tỷ lệ thuận. OTP thấp làm nảy sinh nhiều khoản phí tốn kém, bao gồm bồi thường, đặt lại hành trình cho hành khách, bảo hiểm, tiền làm thêm giờ cho phi hành đoàn…

Một báo cáo cho thấy tình trạng chậm hủy chuyến sẽ dẫn đến thiệt hại khoảng 5% tổng doanh thu. Nếu bao gồm các chi phí kéo theo khác, con số có thể lên tới 60 tỷ USD mỗi năm, tương đương khoảng 8% doanh thu của các hãng hàng không trên toàn thế giới.

Cá biệt, tình trạng chậm chuyến hay hủy chuyến kéo dài có thể đẩy doanh nghiệp đến bờ vực phá sản.

Vào năm 2017, hãng hàng không Đức Air Berlin đã đệ đơn xin phá sản vì thua lỗ liên tiếp trong gần 10 năm. Khoản lỗ tính đến tháng 7/2017 đã lên đến 918 triệu USD và lượng khách hàng của Hãng đã giảm ¼ so sới cùng kì năm trước đó. Trước đó, Air Berlin đã nổi tiếng với việc thường xuyên chậm chuyến và hủy chuyến khiến Hãng tốn hàng triệu USD để bồi thường cho khách hàng.

Mới đây, hãng hàng không Wow Air của Iceland cũng bất ngờ tuyên bố phá sản khiến hàng ngàn khách hàng ở Bắc Mỹ và Châu u bị “mắc kẹt”. Ngoài bối cảnh ngành công nghiệp hàng không khu vực này đối mặt tình trạng nguồn cung dư thừa và giá nhiên liệu tăng cao, một trong những lý do lớn khiến Wow Air phá sản cũng chính vì tình trạng chậm hủy chuyến tràn lan khiến lượng khách hàng chọn bay Hãng sụt giảm.

Giải bài toán khó tăng tỉ lệ OTP

Để nâng cao chỉ số OTP rõ ràng là điều không hề đơn giản, nó là sự cố gắng của hàng nghìn con người nhằm vận hành trơn tru bộ máy hoạt động từ dưới đất lên không trung.

Tại Việt Nam, ngoài những biện pháp của cơ quan Nhà nước nhằm cải thiện tỉ lệ bay đúng giờ, các hãng hàng không cũng đã không ngừng thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp bao gồm tối ưu hóa lịch khai thác đường bay, bảo dưỡng máy bay đồng thời tăng cường các nguồn lực như đội ngũ nhân viên, tiếp viên, tổ lái, đến vật lực như trang thiết bị, khí tài… nhằm duy trì mức OTP tối đa.

Số liệu công bố của Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) trong tháng 5/2019 cho thấy, so với mức OTP bình quân của thế giới là 75%, chỉ số OTP bình quân của các hãng hàng không Việt đạt 86,3%, trong đó Bamboo Airways đạt tỉ lệ 95%, cao nhất toàn ngành 5 tháng liên tiếp. So sánh với OTP của hãng hàng không đúng giờ nhất thế giới 2018 là Copa Airlines đạt 89,79%, đây là thành tích đáng nể của một hãng hàng không tân binh.

Đại diện của Bamboo Airways cho biết, Hãng vẫn đang không ngừng nỗ lực để cải thiện chỉ số OTP bao gồm hoạt động phát triển nhân lực, vật lực… cùng với việc đẩy mạnh quá trình chuẩn hóa đội bay. Dự kiến đến năm 2023, đội hay của Hãng sẽ đạt trên 30 máy bay bao gồm các mẫu Airbus A321neo và Boeing 787 Dreamliner. Dự kiến, những chiếc máy bay thân rộng đầu tiên sẽ được Boeing bàn giao cho Bamboo Airways vào quý IV/2020. Trước đó, để phục vụ hoạt động của Hãng, Bamboo Airways đang lên kế hoạch thuê máy bay với các đối tác, tiến tới đưa vào khai thác mẫu máy bay Boeing 787–8 ngay trong năm nay.

Theo Hiệp hội vận tải hàng không dân dụng quốc tế IATA, có hơn 90 nguyên nhân dẫn đến chậm huỷ chuyến bay. Bởi vậy, để nâng cao OTP đòi hỏi các Hãng hàng không phải có chiến lược dài hạn và sự nỗ lực không ngừng nghỉ về mọi mặt.

PV

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục