SSI: Nợ xấu ngành ngân hàng tăng cao hơn dự kiến, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận

Triển vọng lợi nhuận của ngành ngân hàng bị ảnh hưởng khá nhiều từ đợt giãn cách kéo dài.

Trong báo cáo chiến lược mới mới đây, Bộ phận phân tích chứng khoán SSI (SSI Research) nhận định, diễn biến gần như đi ngang của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 8 và tháng 9 phù hợp bối cảnh vĩ mô và không cho thấy sự phản ứng quá đà.   
Trong báo cáo chiến lược mới mới đây, Bộ phận phân tích chứng khoán SSI (SSI Research) nhận định, diễn biến gần như đi ngang của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 8 và tháng 9 phù hợp bối cảnh vĩ mô và không cho thấy sự phản ứng quá đà.   

Chiến lược phòng chống dịch của Chính phủ linh hoạt hơn, chuyển từ "Không Covid’’ sang "Sống chung với Covid" gợi mở kỳ vọng khôi phục và phát triển kinh tế nhanh trở lại sẽ tháo gỡ nút thắt tâm lý cho các nhà đầu tư trên TTCK trong thời điểm hiện tại. Tâm lý thị trường cho thấy sự ổn định nhờ các số liệu vĩ mô được hấp thụ dần theo tháng và cũng không nằm ngoài dự đoán. 

Điểm tích cực là dòng tiền vẫn duy trì tốt trên thị trường khi trú ẩn ở nhóm vốn hóa thấp và một số ngành dự kiến có kết quả kinh doanh (KQKD) tích cực trong quý 3 trong khi chờ đợi xu hướng sắp tới. Triển vọng tăng trưởng lợi nhuận chậm lại trong quý 3/2021 do tác động từ giãn cách đã được chiết khấu phần lớn vào diễn biến giá trong 2 tháng gần đây. 

Trong khi triển vọng lợi nhuận các ngành liên quan đến cầu tiêu dùng nội địa như bán lẻ, bia, ô tô/xe máy, dầu khí và ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều từ đợt giãn cách, một số ngành lại được hưởng lợi từ giá hàng hóa đã có mức tăng mạnh kể từ đầu năm như sắt thép, đường, phân bón, hóa chất. Vận tải container và một số ngành liên quan đến xuất khẩu cũng dự kiến có triển vọng KQKD khả quan.

Làn sóng Covid lần thứ 4 kéo dài hơn dự kiến đã khiến cho triển vọng kinh tế và các doanh nghiệp niêm yết thay đổi. 

SSI nhận định, lãi suất sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong một khoảng thời gian dài hơn để hỗ trợ cho phục hồi kinh tế. Trên thực tế, ngay trong tháng 9, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng trung bình của các ngân hàng tiếp tục giảm 10-30 điểm cơ bản. 

Lạm phát ở mức thấp và tỷ giá ổn định giúp chính sách tiền tệ duy trì nới lỏng xuyên suốt từ đầu năm. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát vào tháng 3/2020, NHNN hầu như không có hoạt động điều tiết nào trên thị trường mở, đồng thời vẫn bơm tiền đồng thông qua kênh mua ngoại tệ, điều này giúp trạng thái thanh khoản dồi dào được duy trì trong hệ thống ngân hàng. 

Bên cạnh đó, các nỗ lực hỗ trợ khách hàng bị tác động của dịch từ các NHTM đã giúp mặt bằng lãi suất cho vay giảm khoảng 0,55%/năm, tính đến cuối tháng 9 năm nay. Lãi suất huy động cũng đã giảm khoảng 6 – 20 điểm cơ bản cho kỳ hạn 12 tháng trong 9 tháng đầu năm 2021. 

SSI duy trì quan điểm chính sách tiền tệ trong thời gian tới sẽ được duy trì nới lỏng để hỗ trợ sự hồi phục của nền kinh tế sau đại dịch, trong bối cảnh lạm phát đang được kiểm soát tốt. Các biện pháp của NHNN bao gồm giảm lãi suất điều hành, tăng hạn mức tín dụng nhằm tạo điều kiện giúp các ngân hàng thương mại (NHTM) có thể tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay, Bên cạnh đó, các gói cho vay lãi suất thấp cũng có thể được triển khai đến các nhóm ngành chịu ảnh hưởng nặng nề như hàng không, du lịch hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đáng chú ý, SSI cho rằng, nợ xấu của ngành ngân hàng tăng cao hơn dự kiến và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng lợi nhuận của nhóm ngành này: Theo NHNN, tỷ lệ nợ xấu nội bảng và nợ xấu tiềm ẩn cuối năm nay dự kiến sẽ ở mức từ 7,1% - 7,7%. Đây là kết quả được dự báo khi các ngân hàng đã thực hiện cơ cấu lại nợ, giãn hoãn theo Thông tư 01, Thông tư 03 và Thông tư 14.

Doanh nghiệp và Tiếp thị
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục