Phát hiện các biến chứng viêm đa hệ thống ở hàng loạt trẻ em Ấn Độ sau khi nhiễm Covid-19

BS Gupta đã điều trị cho 75 bệnh nhân mắc hội chứng này trong độ tuổi từ 4-15 tuổi. Mỹ đã báo cáo hơn 4.000 trường hợp tương tự, và Ấn Độ hiện chưa có thống kê chính thức.

BS Gupta đã điều trị cho 75 bệnh nhân mắc hội chứng này trong độ tuổi từ 4-15 tuổi. Mỹ đã báo cáo hơn 4.000 trường hợp tương tự, và Ấn Độ hiện chưa có thống kê chính thức.

Phát hiện các biến chứng viêm đa hệ thống ở hàng loạt trẻ em Ấn Độ sau khi nhiễm Covid-19 - Ảnh 1

Theo thông tin đăng tải trên kênh Sina dẫn nguồn từ Chinanews (TQ), ngày hôm nay (29/6). Theo một báo cáo tổng hợp gần đây cho thấy, dịch bệnh ở Ấn Độ đã có dấu hiệu chậm lại, số ca nhiễm mới trong một ngày đã giảm so với mức đỉnh vào tháng 5 vừa qua.

Chính phủ đã tăng cường nỗ lực kêu gọi người dân tham gia vào việc tiêm phòng vắc xin Covid-19. Tuy nhiên, nhiều vùng khác nhau của Ấn Độ đã báo cáo thêm một mối lo ngại mới rằng, có nhiều trẻ em đã phát triển một biến chứng hiếm gặp được gọi là "hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em" sau khi bị nhiễm trùng Covid-19 và đã hồi phục.

Phát hiện các biến chứng viêm đa hệ thống ở hàng loạt trẻ em Ấn Độ sau khi nhiễm Covid-19 - Ảnh 2

Nhiều trẻ em đã khỏi bệnh xuất hiện các biến chứng hiếm gặp

Theo báo cáo, "Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em" (MIS-C) thường xuất hiện từ 4 đến 6 tuần sau khi bệnh nhân mắc Covid-19 khỏi bệnh.

Theo kênh Phát thanh truyền hình Anh (BBC) đưa tin, cho đến nay, Hoa Kỳ đã báo cáo hơn 4.000 trường hợp tương tự như vậy, và Ấn Độ hiện chưa có thống kê chính thức.

Tuy nhiên, Gupta, một bác sĩ cấp cứu nhi khoa tại Bệnh viện Gangaran ở New Delhi, thủ đô của Ấn Độ, ước tính rằng đã có hơn 500 trường hợp có vấn đề này xảy ra chỉ riêng ở New Delhi. Bệnh viện này đã mở 18 khoa giường để điều trị các trường hợp như vậy.

Kể từ tháng 3, Gupta đã điều trị cho 75 bệnh nhân mắc hội chứng này trong độ tuổi từ 4 đến 15 tuổi.

Tại bang Maharashtra cũng bị ảnh hưởng nặng nề, 4 trẻ em đã được gửi đến bệnh viện trong tháng này do khó thở và huyết áp giảm.

Những đứa trẻ này không xuất hiện các triệu chứng thông thường của bệnh Covid-19, nhưng sau khi được đưa đến bệnh viện, xét nghiệm phát hiện ra rằng chúng có kháng thể Covid-19, cho thấy chúng đã bị nhiễm bệnh. Hai trong số 4 em đã bình phục, 2 em còn lại vẫn đang nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt.

Bác sĩ Kalantri, giám đốc y tế của Bệnh viện Kastelba nơi các trẻ em này nhập viện, cho biết: "Chúng tôi không biết mức độ nghiêm trọng của vấn đề này. Chúng tôi không có dữ liệu về vấn đề này ở Ấn Độ cho đến nay, điều này rất đáng lo ngại".

Chính quyền bang Maharashtra tuần trước đã coi MIS-C là một "căn bệnh đáng chú ý", tức là, luật pháp yêu cầu các cơ quan chức năng phải được thông báo những thông tin về căn bệnh này. Một số bác sĩ tin rằng MIS-C là một phản ứng miễn dịch cực đoan đối với Covid-19, có thể gây viêm các cơ quan quan trọng trong cơ thể.

Các chuyên gia nhấn mạnh, loại viêm này vẫn hiếm gặp, nếu được điều trị kịp thời có thể giảm nguy cơ tử vong.

Phát hiện các biến chứng viêm đa hệ thống ở hàng loạt trẻ em Ấn Độ sau khi nhiễm Covid-19 - Ảnh 3

Trường Cao đẳng Nhi khoa và Sức khỏe Trẻ em Hoàng gia Anh cho biết, không có dữ liệu tử vong ghi nhận đối với tình trạng này, nhưng nó vẫn gây ra những ca tử vong "rất hiếm".

Hội chứng viêm đa hệ thống (tiếng Anh : Paediatric multisystem inflammatory syndrome - PMIS) là một hội chứng viêm có hệ thống, với biểu hiện bao gồm sốt dai dẳng, viêm và suy tạng, được cho là có liên hệ với COVID-19 .

Tình trạng bệnh có thể giống với một số hoặc tất cả các tiêu chí chẩn đoán của bệnh Kawasaki . Bệnh cũng có thể có các đặc tính giống với các bệnh viêm nhi khoa khác, bao gồm hội chứng sốc nhiễm độc , nhiễm trùng huyết và hội chứng kích hoạt đại thực bào .

Ngoài sốt dai dẳng, một số triệu chứng có thể bao gồm đau bụng, lú lẫn, đau mắt đỏ , ho và các triệu chứng đường hô hấp, tiêu chảy , đau đầu, sưng hạch bạch huyết, thay đổi ở các niêm mạc , phát ban, sưng tay chân, ngất xỉu và nôn mửa . Bệnh nhân thường gặp tình trạng huyết áp thấp và phải cần đến nguồn oxy bổ sung .

Hiện những thông tin về các yếu tố rủi ro, cơ chế phát bệnh, diễn biến lâm sàng và điều trị bệnh còn hạn chế.

Do đó, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo các trường hợp nghi mắc bệnh cần được báo cáo tới các cơ quan y tế công cộng; CDC dùng tên hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (tiếng Anh : Multisystem inflammatory syndrome in children - MIS-C) để gọi hội chứng này.

Đỉnh dịch Covid-19 ở Ấn Độ đã được đẩy lùi, nhưng các vấn đề khác vẫn đang gây lo ngại

Hiện tại, số người mắc Covid-19 mới ở Ấn Độ đã giảm từ mức cao nhất 400.000 người vào một ngày trong tháng 5 xuống còn khoảng 50.000 người trong một ngày trong thời điểm hiện tại.

Ấn Độ đang đẩy mạnh nỗ lực tiêm chủng cho hơn 900 triệu người trưởng thành trên toàn quốc. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn đang phải đối mặt với nguồn cung vắc xin hạn chế, đồng thời, việc phát hiện ra các virus đột biến rất dễ lây lan ở các vùng của Ấn Độ đã làm dấy lên những lo ngại ngày càng tăng.

Vào ngày 27/6, Thủ tướng Ấn Độ Modi kêu gọi công chúng ngừng do dự và hãy nhanh tiêm vắc xin Covid-19 càng sớm càng tốt.

Ông Modi nói trong buổi nói chuyện trên đài phát thanh rằng: "Hãy tiêm phòng." Ông cũng kêu gọi công chúng chú ý giãn cách xã hội và đeo khẩu trang. Ông nói: "Đây là một lá chắn an toàn tốt. (Xin mọi người) hãy suy nghĩ về nó".

Các chuyên gia cho rằng Ấn Độ phải tiêm phòng 10 triệu liều mỗi ngày để đạt được mục tiêu tiêm chủng cho tất cả người lớn vào tháng 12 năm nay. Tuy nhiên, hiện nay, chưa đến 6% dân số Ấn Độ đã được tiêm hai liều vắc xin.

Ông Modi đã tương tác với một số dân làng trong một cuộc họp qua mạng. Ông yêu cầu các nhà lãnh đạo cộng đồng cho dân làng biết thêm về lợi ích của việc tiêm phòng và hạn chế tin đồn về tác dụng phụ sau khi tiêm.

*Theo Sina

Doanh nghiệp và Tiếp thị
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục