Nội bộ và Quỹ ngoại đua thoái vốn, cổ phiếu HPG – “Ba chìm bảy nổi”

2018 có lẽ là một năm“ba chìm bảy nổi” của cổ phiếu HPG. Nếu đầu năm HPG liên tục lập đỉnh lịch sử, đưa Chủ tịch Tập đoàn lọt danh sách tỷ phú USD thế giới thì tới cuối năm cổ phiếu lao dốc mạnh, quỹ đầu tư lâu năm liên tục thoái vốn đi cùng với triển vọng ngành thép kém khả quan.

Nội bộ và Quỹ ngoại đua thoái vốn, cổ phiếu HPG – “Ba chìm bảy nổi” - Ảnh 1
Cổ phiếu HPG giảm mạnh kéo dài, tỷ phú Trần Đình Long đã mất danh hiệu tỷ phú đô la của Forbes.

Mất danh hiệu tỷ phú đô la của Forbes

Trong bảng xếp hạng tỷ phú USD năm 2018 được tạp chí Forbes (Mỹ) công bố tháng 3, Việt Nam đã vinh dự có thêm 2 gương mặt mới là ông Trần Đình Long – Chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn Hoà Phát (Mã: HPG) và ông Trần Bá Dương – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco).

Nội bộ và Quỹ ngoại đua thoái vốn, cổ phiếu HPG – “Ba chìm bảy nổi” - Ảnh 2
Tài sản 4 tỷ phú USD của Việt Nam tại ngày 6/3/2018 (Nguồn: Forbes)

Cùng thời điểm đó, ngày 1/3 cũng ghi nhận cổ phiếu HPG đạt đỉnh lịch sử từ khi niêm yết trên sàn HOSE với mức giá 66.700 đồng/cp, tương ứng với 47.640 đồng/cp (giá đã điều chỉnh khi phát hành cổ phiếu trả cổ tức).

Việc cổ phiếu HPG tăng mạnh hồi tháng 3 là nhân tố chính khiến tài sản ông Trần Đình Long tăng vọt, đạt con số 1,3 tỷ USD theo số liệu của Forbes ngày 6/3.

Nội bộ và Quỹ ngoại đua thoái vốn, cổ phiếu HPG – “Ba chìm bảy nổi” - Ảnh 3
Diễn biến cổ phiếu HPG từ lúc lên sàn (Nguồn: VNDirect)

Tuy nhiên chỉ sau 10 tháng, với hàng loạt khó khăn từ thị trường chứng khoán nói chung và ngành thép nói riêng đã khiến cổ phiếu HPG lao dốc. Kết thúc phiên ngày 3/12, cổ phiếu HPG chỉ còn 34.800 đồng/cp, giảm 27% so với mốc cao nhất. Trước đó ngày 30/11 ghi nhận cổ phiếu HPG thấp nhất trong 11 tháng.

Việc cổ phiếu liên tục lao dốc khiến ông Trần Đình Long không còn nằm trong danh sách tỷ phú USD của Forbes chỉ sau 10 tháng.

Theo bảng xếp hạng những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tài sản của ông Long chỉ còn hơn 13.297 tỷ đồng, xếp ở vị trí thứ 4 trong danh sách.

Nội bộ và Quỹ ngoại đua thoái vốn, cổ phiếu HPG – “Ba chìm bảy nổi” - Ảnh 4
Danh sách tỷ phú USD của Việt Nam cập nhật realtime ngày 3/12/2018 (Nguồn: Forbes)

Vậy những nguyên nhân nào khiến cổ phiếu HPG liên tục lao dốc?

 

 

Đại gia ngành thép lao đao

 

 

Dù Hoà Phát vẫn đang nắm giữ vị trí là nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam với 23% thị phần thép xây dựng và 27% thép ống nhưng với tình hình ngành thép được dự báo kém khả quan hơn trước cũng đã ảnh hưởng phần nào đến giá cổ phiếu HPG.

 

 

Theo báo cáo phân tích quý III/2018 của Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) về HPG, BVSC lo ngại là triển vọng mảng tôn mạ và ống thép hiện tại không khả quan như dự kiến. Giá tôn Trung Quốc bán tại Việt Nam mặc dù đã bị áp thuế nhưng vẫn thấp hơn khoảng 7% so với giá tôn nội địa.

 

 

Trong khi nguồn cung đang dư thừa do các doanh nghiệp đầu ngành tăng mạnh công suất giai đoạn 2017 - 2018, kết hợp cùng việc bị chống bán phá giá ở nhiều nước trên thế giới khiến trển vọng ngành tôn mạ kém khả quan. Ngoài ra, tăng trưởng ống thép có dấu hiệu chậm lại và có thể đi vào trạng thái ổn định thay vì tăng trưởng nóng như 5 năm về trước.

 

 

Giá thép cán nóng liên tục biến động khó lường, ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng những biện pháp phòng vệ thương mại khiến thị trường xuất khẩu gặp muôn vàn khó khăn đã ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp lớn như Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (Mã: NKG) hay Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG).

 

 

Cụ thể, Hoa Sen bất ngờ ghi nhận khoản lỗ gần 102 tỷ đồng trong quý IV niên độ 2017 – 2018 còn Nam Kim lãi chưa tới 1 tỷ đồng trong khi cùng ký lãi 206 tỷ đồng.

 

 

Nội bộ và Quỹ ngoại đua thoái vốn, cổ phiếu HPG – “Ba chìm bảy nổi” - Ảnh 5

So sánh sự tăng trưởng của nhóm cổ phiếu ngành thép 1 năm qua (Nguồn: VNDirect)

Khó khăn bủa vây ngành thép cùng với sự kém tích cực từ thị trường chứng khoán khiến cổ phiếu NKG và HSG liên tục bị bán tháo, mất khoảng 70% giá trị chỉ sau 1 năm.

 

 

Người nội bộ và quỹ đầu tư lâu năm liên tục thoái vốn

 

 

Góp phần không nhỏ vào sự lao dốc của cổ phiếu cũng xuất phát từ sự khó khăn của thị trường chứng khoán Việt Nam.

 

 

Nội bộ và Quỹ ngoại đua thoái vốn, cổ phiếu HPG – “Ba chìm bảy nổi” - Ảnh 6

So sánh giữa tình hình giá cổ phiếu HPG và chỉ số VN-Index 1 năm trở lại đây (Nguồn: VNDirect)

Có thể thấy cổ phiếu HPG biến động tương đối cùng chiều với chỉ số VN-Index trong khoảng 1 năm gần đây.

 

 

Với tình hình chiến tranh thương mại Mỹ - Trung căng thẳng đã khiến thị trường chứng khoán Mỹ kéo theo các thị trường khác trên thế giới cũng chao đảo, VN-Index không nằm ngoài xu hướng đó.

 

 

Chỉ số VN-Index có thời điểm đã giảm trên 30% so với mức đỉnh 1 năm qua. Hai tháng nay cũng là khoảng thời gian khó khăn nhất năm 2018 của VN-Index và ngày 30/10 ghi nhận chỉ số có mức giảm thấp nhất 1 năm (888,69 điểm).

 

 

Nội bộ và Quỹ ngoại đua thoái vốn, cổ phiếu HPG – “Ba chìm bảy nổi” - Ảnh 7

Các giao dịch của cổ đông lớn, người nội bộ HPG trong thời gian cổ phiếu lao dốc (Nguồn: Hoàng Kiều tổng hợp)

Cũng trong khoảng thời gian này, quỹ PENM của Đức – nhà đầu tư lâu năm của Hòa Phát từ năm 2008 đã thoái 10,9 triệu cổ phiếu từ ngày 5 – 10/10 trong tổng 20 triệu cổ phiếu đăng ký bán. Sau đó PENM lại tiếp tục đăng ký bán 20 triệu cổ phiếu HPG từ ngày 16/11 – 14/12.

 

 

Việc một nhà đầu tư lâu năm nắm hơn 42,8 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu 2,8% bất ngờ thoái vốn khiến giới tài chính xôn xao về mối quan hệ hợp tác giữa hai bên.

 

 

Đây là một tác động lớn khiến cổ phiếu liên tục lao dốc thời gian qua bên cạnh sự khó khăn của thị trường chứng khoán nói chung. Ngay lập tức quỹ PENM đã phải lên tiếng tiếp tục cam kết đầu tư lâu dài vào Hòa Phát.

 

 

Nội bộ và Quỹ ngoại đua thoái vốn, cổ phiếu HPG – “Ba chìm bảy nổi” - Ảnh 8

Thông điệp chính thứ của quỹ PENM về quan hệ hợp tác với Hòa Phát (Nguồn: Hòa Phát)

Hoạt động kinh doanh chỉ khả quan đến hết năm 2018?

 

 

Đà giảm của cổ phiếu HPG chủ yếu xuất phát từ yếu tố bên ngoài còn nội tại doanh nghiệp chưa có tín hiệu gì kém tích cực.

 

 

Hòa Phát cho biết 10 tháng đầu năm tổng sản lượng bán hàng trong tháng lần đầu tiên đạt kỷ lục cao nhất lịch sử với 250.000 tấn và lần đầu tiên sản lượng xuất khẩu đạt con số cao nhất từ trước đến nay với 40.000 tấn.

 

 

Mức sản lượng trên giúp thép Hòa Phát ghi nhận mức tăng trưởng tới hơn 83% so với cùng kỳ 2017, trong khi đó lượng thép xuất khẩu tăng ấn tượng gấp 3,4 lần so với tháng 10/2017.

 

 

Lũy kế 10 tháng đầu năm, thép xây dựng Hòa Phát đã tiêu thụ 1,95 triệu tấn, tăng hơn 10% so với cùng kỳ 2017. Sản lượng xuất khẩu đạt 185.000 tấn, tăng 33,3%. Với tốc độ bán hàng như hiện nay, thép Hòa Phát có cơ sở tiêu thụ 4 triệu tấn thép xây dựng trong năm 2019.

 

 

Theo báo cáo của SSI Research dự báo sản lượng tăng trưởng của HPG trong quý IV sẽ tăng nhờ vào yếu tố mùa vụ và công suất tăng nhờ nâng cấp lò cao thứ 2 ở Hải Dương cùng với đó đây cũng là thời điểm nhà máy cán đầu tiên tại Dung Quất đi vào hoạt động trong tháng 8 (công suất 600.000 tấn/năm).

 

 

Hoàng Kiều

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục