Nợ xấu vẫn tăng dù thông tư 09 đã ban hàng được hơn 2 tháng

(Kinhdoanhnet) – Nợ xấu tăng trở lại, nguyên nhân bước đầu được chỉ ra là do việc tín dụng những tháng đầu năm tăng trưởng quá thấp khiến mẫu số tổng dư nợ không thể mở rộng để một phần "giúp" co tỷ lệ nợ xấu lại.

Thông tư 09/2014 được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung Thông tư 02, trong đó có quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ được kéo dài đến ngày 01/04/2015, và đặc biệt chỉ được thực hiện một lần duy nhất.

Cụ thể, thông tư 09 bổ sung quy định TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài định kỳ phải tự đánh giá tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật để đảm bảo giá trị của tài sản bảo đảm phù hợp với giá trị thị trường khi tính số tiền phải trích lập dự phòng cụ thể.

Ngoài ra, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt do Công ty quản lý tài sản và tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) phát hành để mua nợ xấu của TCTD.

Nợ xấu vẫn tăng dù thông tư 09 đã ban hàng được hơn 2 tháng - Ảnh 1

Thời gian qua, công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) đã mua được tổng số nợ xấu của các ngân hàng với số dư nợ gốc 39.307 tỷ đồng và giá mua là 32.739 tỷ đồng, chiếm khoảng 40-50% nợ xấu của các TCTD.

Tuy nhiên, nợ xấu vẫn tăng nhanh trở lại, vượt mốc 4%. Nguyên nhân bước đầu được chỉ ra là do việc tín dụng những tháng đầu năm tăng trưởng quá thấp khiến mẫu số tổng dư nợ không thể mở rộng để một phần "giúp" co tỷ lệ nợ xấu lại.

Trong kì họp quốc hội vừa qua, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng còn trấn an đại biểu khi lo lắng về khả năng trả nợ. Theo đó ông cho rằng: cuối năm 2013, tỉ lệ trả nợ tổng số thì vượt 25% nhưng phân tích sâu thì trong này có 10% vay đảo nợ (không làm phát sinh thêm nghĩa vụ trả nợ), nên nếu trừ nghĩa vụ vay đảo nợ thì chúng ta vẫn nằm mức 20-21%, dưới mức 25%

"Đại biểu sốt ruột là đúng nhưng nếu loại trừ vay đáo nợ thì chúng ta vẫn nằm trong ngưỡng 20-21%, vẫn dưới ngưỡng cho phép 25%.", Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.

Tuy nhiên TS Nguyễn Đình Cung nhận xét: Cá nhân ông không đồng ý với quan điểm này. Ông nói: "Cần hiểu rằng việc đi vay về để trả nợ điều đó đang chứng tỏ khả năng tạo ra vốn để trả nợ là không có. Hay nói cách khác phải đi vay thêm nghĩa là anh đang không có đủ năng lực để trả nợ".

Đúng như một chuyên gia từng nhận định rằng: "Không phải Ngân hàng Nhà nước không biết nợ xấu thực tế cao hơn nhiều mức dưới 3%. Họ biết, nhưng dường như họ muốn công chúng và thị trường từ từ đón nhận, tránh những hoảng hốt và phản ứng bất lợi trên thị trường khiến tình hình càng xấu hơn. Bởi như thế sẽ có thêm nhiều thứ để mất".

P.N.(Tổng hợp)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục