Chủ động ứng xử với tỷ giá
Theo TS. Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) thì việc điều chỉnh tỷ giá đi đôi với việc công khai các thông tin về dự trữ ngoại tệ, cán cân thanh toán quốc tế giúp cho thị trường nhận định khách quan tình hình và không tạo ra tâm lý lo lắng của người dân về vị thế đồng nội tệ. Với tình hình kinh tế hiện nay khi mà lạm phát đang được đảm bảo ở mức thấp, tổng cầu yếu thì việc điều chỉnh tỷ giá là phù hợp và sẽ có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu.
Tuy nhiên theo tình hình thực tế và quan điểm của TS. Trần Du Lịch – Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh thì chỉ với mức điều chỉnh 1% sẽ khó mang lại kết quả trong việc cải thiện tình hình xuất khẩu. Tuy nhiên ông cũng nhận định điều chỉnh tăng này là phù hợp với cung cầu trên thị trường và sự trượt giá của đồng VND trong vài năm gần đây. Việc điều chỉnh tỷ giá vì 1% cũng nằm trong biên độ NHNN đặt ra từ đầu năm.
Với biên độ điều chỉnh là 2% NHNN sẽ có những điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến của thị trường. Biên độ này hoàn toàn phù hợp với bối cảnh kinh tế thể hiện qua những thông số tích cực như cán cân thanh toán tổng thể thặng dư trên 10 tỷ USD, dự trữ ngoại hối đạt mức kỷ lục là 35 tỷ USD. Tuy nhiên ông Thành cũng nhận định là trừ trường hợp mức lạm phát vẫn giảm, xuất nhập khẩu khó khăn, có thể NHNN điều chỉnh hết 1% còn lại. Nhưng khả năng này chỉ là 40%. Còn khả năng không điều chỉnh hoặc chỉ điều chỉnh 0,5% cao hơn là 60%.
Lần điều chỉnh này được đánh giá là mang tính chủ động của NHNN chứ không vì sức ép cung – cầu ngoại tệ. Mặc dù trước đó chúng ta có thể nhận biết dấu hiệu căng thẳng qua việc chênh lệch tỷ giá chợ đen với tỷ giá chính thức trong các NHTM thường duy trì ở mức 3-5%, hoặc mức giao dịch trên thị trường liên NH luôn ở mức trần. Vì khi nhà nước điều chỉnh tỷ giá tăng 1% thì các NHTM cũng không giao dịch hết biên độ này mà chỉ ở khoảng giữa.
Hầu hết mọi nhân định của các chuyên gia đều thể hiện tính đồng tình và ủng hộ chính sách điều chỉnh tỷ giá của NHNN. Việc điều chỉnh này đã cho thấy tính chủ động của NHNN trong việc ứng xử với tỷ giá khi minh bạch hóa các thông tin, chỉ số kinh tế quan trọng như mức độ lạm phát hay cán cân thặng dư. Việc này không những không gây tâm lý lo lắng cho người dân và doanh nghiệp mà còn sẽ tạo đà để phát triển kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước đang chủ động ứng xử với tỷ giá.
Những tác động của tỷ giá đến nền kinh tế vĩ mô
Khi bàn về những tác động của tỷ giá đến kinh tế vĩ mô Bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN đã cho biết với tình hình kinh tế như hiện nay việc điều chỉnh tỷ giá sẽ có có một ít ảnh hưởng đến hạch toán tín dụng ở các doanh nghiệp cũng như chi phí tài chính ở các tổ chức tín dụng tuy nhiên điều này là không lớn. Vì việc điều chỉnh nằm trong kế hoạch từ đầu năm nên các ngân hàng đã phải tự xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp. Mặt khác việc tăng tỷ giá lần này sẽ có những tác động tích cực đến nền kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ.
Cụ thể trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm, tín dụng vẫn chưa được khơi thông đáng kể, cầu tiêu dùng vẫn thấp khiến chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát ở mức thấp trong 5 tháng đầu năm, thì điều chỉnh tỷ giá sẽ góp thêm chút sức sống cho hoạt động xuất khẩu, tạo ra những chuyển biến tích cực cho nền kinh tế.
Với những diễn biến kinh tế từ đầu năm như việc giảm lãi suất ở các ngân hàng, kiểm soát lạm phát ở mức thấp, CPI tháng 5 chỉ tăng 0,2% so với tháng 4, tăng 1,08% so với cuối năm 2013, so với cùng kỳ năm ngoái, lạm phát tăng 4,72% đã thể hiện hiệu quả từ chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước.
Việc điều chỉnh tỷ giá đã được dự báo từ đầu năm, cộng với việc công khai các chỉ số thông tin kinh tế như cung cầu ngoại tệ được bảo đảm, tỷ giá ngoại hối được ổn định trong suốt cả năm qua, xuất siêu 1,6 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, cán cân thanh toán tổng thể thặng dư trên 10 tỷ USD đã giúp cho Ngân hàng Nhà nước mua được một lượng ngoại tệ lớn nhằm tăng dự trữ ngoại hối lên mức kỷ lục là 35 tỷ USD
Vấn đề là, sau khi điều chỉnh, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp và công cụ để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối trên mặt bằng giá mới, đặc biệt kiểm soát thị trường ngoại tệ chợ đen để tránh sự làm giá, lũng đoạn thị trường, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về ngoại hối.
NQ (Tổng Hợp)