Theo Bloomberg, hàng loạt những "tin dữ" từ Hàn Quốc đến Ấn Độ, hiện tượng Brexit ở Anh, chiến thắng lật ngược tình thế của Donald Trump tại Mỹ và nguồn dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm mạnh đã khiến cho thị trường tài chính châu Á năm 2016 không ít những biến động.
Thị trường tài chính châu Á năm 2016 không ít những biến động. Ảnh minh họa
Trump với TPP
Việc ông Donald Trump đắc cử trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ đã đe dọa sự sống còn của Hiệp định thương mại tự do (TPP). Trong khi đó, châu Á là nơi tìm kiếm tầm ảnh hưởng của Trump đối với TPP nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Trong số 12 quốc gia thành viên TPP có đến 7 thành viên đến từ châu Á Thái Bình Dương là Australia, Brunei, Malaysia, New Zealand, Singapore và Việt Nam.
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc
Trong tháng 11, nguồn dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới của Trung Quốc đã giảm mạnh nhất năm xuống còn 3.050 tỷ USD sau khi đồng tiền nước này chạm mức đáy 8 năm.
Ấn Độ hủy bỏ tiền giấy mệnh giá cao
Ngày 8/11, Ấn Độ bất ngờ hủy bỏ tất cả tiền giấy mệnh giá 500 và 1.000 rupee, trong một động thái mà New Delhi cho biết nhằm ngăn chặn nạn tham nhũng và tăng cường kiểm soát chặt chẽ “nền kinh tế đen”.
Sau động thái trên, phi tiền tệ hóa trở thành thuật ngữ tài chính phổ biến nhất được tìm kiếm ở quốc gia này. Mặc dù thanh toán điện tử đang ngày càng phổ biến, tiền mặt vẫn là phương thức giao dịch chủ yếu ở Ấn Độ. Quyết định ngừng lưu hành đồng tiền mệnh giá cao nhất khiến cho người dân quốc gia này rơi vào tình cảnh khốn đốn.
Lạm phát
Lần đầu tiên trong 11 tháng, NHTW Indonesia đã cắt giảm lãi suất cơ bản vào tháng 1. Động thái này đã làm ngăn chặn đà lao dốc của tốc độ tăng trưởng giá tiêu dùng, thu hút sự chú ý vào lạm phát.
Tại Ấn Độ, lạm phát trở thành vấn đề nóng sau khi chính phủ quốc gia này tuyên bố cấm lưu hành tiền tệ, dẫn đến thiếu hụt tiền mặt, giảm giá tiêu dùng.
Trong khi chính phủ Nhật Bản đã cố gắng tăng lạm phát trong nhiều năm nay, chính sách lãi suất âm trái với thông lệ của phía này trong tháng 1 có vẻ như đã không gây tác động được nhiều đến cả nhận thức cộng đồng cũng như giá.
Sóng gió chính trị
2016 là một năm khó khăn đối với các nhà chính trị gia châu Á.
Tên tuổi một loạt các nguyên thủ quốc gia trở thành từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Google. Trong khi Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bị dính vào vụ bê bối khiến bà phải từ chức, quyết định bất ngờ của Thủ thướng Ấn Độ Narendra Modi đã gây ra nhiều tranh cãi.
Những phát ngôn gây sốc của Tổng thống Philippines đặc biệt là khi ông thắng cử vào tháng 4 cũng đã thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng.
Trâm Anh