Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank): Lợi nhuận quý I tăng mạnh, nợ xấu chạm mốc 2.653 tỷ đồng

Chứng kiến lợi nhuận quý I/2023 khởi sắc, tuy nhiên chất lượng tín dụng, ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank) đang có tổng nợ xấu ở mức hơn 2.653 tỷ đồng. Trong đó riêng nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) là 1.979 tỷ đồng, tăng 9%.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2023 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank – mã chứng khoán: VBB) ghi nhận tổng lợi nhuận trước thuế đạt 197,3 tỷ đồng, tăng hơn 74% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 157,6 tỷ đồng, tăng 75,4%.

Trong đó, thu nhập lãi thuần quý 1/2023 của VietBank đạt 479,3 tỷ đồng, tăng gần 31,6%. Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đem về cho nhà băng này gần 12,9 tỷ đồng, tăng 73% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động dịch vụ báo lãi 21,6 tỷ đồng, giảm 13%. Mảng mua bán chứng khoán đầu tư ghi nhận mức lãi vỏn vẹn 6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái hạng mục này là 55,7 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh quý 1/2023 của VietBank khởi sắc so với cùng kỳ.

Kết quả kinh doanh quý 1/2023 của VietBank khởi sắc so với cùng kỳ.

Trong kỳ, VietBank trích lập 20,7 tỷ đồng để dự phòng rủi ro, giảm 72% so với cùng kỳ. Tính đến cuối quý I/2023, tổng tài sản của nhà băng này là 106.932 tỷ đồng, giảm 3,7% so với đầu năm. Huy động vốn từ khách hàng (bao gồm giấy tờ có giá) đạt 79.829 tỷ đồng; cho vay khách hàng đạt 61.516 tỷ đồng.

Nợ nhóm 5 của VietBank ở mức 1.979 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm.

Nợ nhóm 5 của VietBank ở mức 1.979 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm.

Về chất lượng tín dụng, hiện VietBank đang có tổng nợ xấu ở mức hơn 2.653 tỷ đồng, tăng thêm hơn 300 tỷ đồng so với số đầu năm. Trong đó riêng nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) là hơn 1.979 tỷ đồng, tăng 9%.

Được thành lập ngày 2/2/2007, VietBank ban đầu có vốn điều lệ 200 tỷ đồng. Đến nay, ngân hàng này đã đạt quy mô vốn điều lệ 4.777 tỷ đồng. Thuộc nhóm các ngân hàng có quy mô nhỏ trên thị trường, hiện Chủ tịch HĐQT của VietBank là ông Dương Nhất Nguyên.

Chủ tịch HĐQT của VietBank sinh năm 1983, là con trai ông Dương Ngọc Hòa – nguyên Chủ tịch HĐQT VietBank và bà Trần Thị Lâm – Chủ tịch Tập đoàn Hoa Lâm. Mối quan hệ gia đình này cũng phần nào lý giải vì sao VietBank là đơn vị “quen mặt” đóng vai trò thu xếp dòng tiền, cấp tín dụng cho các doanh nghiệp “họ” Hoa Lâm.

Trong ngày 3/4, HĐQT VietBank đã thông qua hai nghị quyết chấp thuận thông qua giao dịch giữa VietBank với Công ty TNHH Y tế Hoa Lâm Shangri-La để đảm bảo khoản vay cấp tín dụng của Công ty TNHH Tân Dũng và Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây Dựng Hoa Lâm.

Theo đó, 8 thửa đất bao gồm thửa đất số 1-10, số 1-11, 1-12, 1-17, 1-18, 1-19, 2-2, 2-3, tờ bản đồ số 108, phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân (TPHCM) thuộc sở hữu của Công ty Y tế Hoa Lâm Shangri-La được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho hai khoản vay tại VietBank của Công ty TNHH Tân Dũng (khoản vay 229 tỷ đồng) và Công ty TNHH Y Tế Hoa Lâm (khoản vay 408 tỷ đồng).

Ngoài ra, VietBank cũng là đơn vị độc quyền bảo lãnh và cho vay đối với các khách hàng của dự án Kingdom 101 tại số 334 Tô Hiến Thành (quận 10, TPHCM). Đây là dự án do CTCP Phát triển Đô thị Đông Dương – pháp nhân được giới thiệu là công ty con của Tập đoàn Hoa Lâm.

Một thương vụ khác liên quan đến tòa nhà Lim Tower 2 có sự tham gia của VietBank và Công ty TNHH Lương Thạch – một doanh nghiệp ít nhiều có liên quan đến Tập đoàn Hoa Lâm, cũng được giới đầu tư đặc biệt quan tâm.

Theo thông tin đăng tải trên website của Tập đoàn Hoa Lâm, đầu năm 2010, Hoa Lâm bắt đầu tham gia đầu tư vào thị trường bất động sản. Tháng 7/2013, công ty khánh thành và đưa vào sử dụng tòa nhà Lim Tower đầu tiên tại 9-11 Tôn Đức Thắng (quận 1, TPHCM). Cũng theo Tập đoàn Hoa Lâm, đến tháng 9/2015, tòa nhà Lim Tower 2 được đưa vào sử dụng, tọa lạc tại Ngã tư CMT8 – Võ Văn Tần (quận 3, TPHCM).

Tại đại hội cổ đông năm 2020, ĐHĐCĐ VietBank đã thông qua việc mua một phần tòa nhà Lim 2, diện tích mua dự kiến 18,713 m2. Giá mua tài sản tối đa dự kiến là 1.340 tỷ đồng. Phần còn lại của tòa nhà sẽ được VietBank thỏa thuận mua tiếp trong tối đa 3 năm khi VietBank mở rộng quy mô hoạt động và có thêm nguồn vốn phù hợp.

Báo cáo tài chính năm 2021 thể hiện VietBank đã đặt cọc tổng số tiền 1.808 tỷ đồng cho Công ty Lương Thạch.

Báo cáo tài chính năm 2021 thể hiện VietBank đã đặt cọc tổng số tiền 1.808 tỷ đồng cho Công ty Lương Thạch.

Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2021 ghi nhận VietBank đã đặt cọc chuyển nhượng bất động sản với tổng số tiền 1.808 tỷ đồng. Theo thuyết minh, VietBank đã đặt cọc 1.100 tỷ đồng với Công TNHH Lương Thạch, theo hợp đồng đặt cọc ngày 10/8/2020 với để nhận chuyển nhượng một phần tòa nhà Lim 2. Ngân hàng nhận phí cam kết 8,25 tỷ đồng/tháng.

Đến ngày 13/5/2021, VietBank tiếp tục ký hợp đồng hứa mua, hứa bán với Lương Thạch phần còn lại của tòa nhà Lim 2. VietBank sau đó chuyển 708 tỷ đồng tiền cọc cho Lương Thạch, nhận phí cam kết 10%/tháng, được trả hàng tháng. Sau nhiều năm, thương vụ mua tòa nhà Lim 2 của VietBank vẫn chưa hoàn tất. Đến ngày 4/1/2023, HĐQT VietBank thông qua đề xuất nhận lại toàn bộ số tiền đã đặt cọc cho Lương Thạch theo các hợp đồng đã đề cập ở trên. Như vậy, toàn bộ 1.808 tỷ đồng lại “chảy ngược” về VietBank sau nhiều giao dịch có bóng dáng của Tập đoàn Hoa Lâm. Về phía Lương Thạch, doanh nghiệp này đã được nhận 1.808 tỷ đồng mà không phải dưới hình thức cho vay, không cần tài sản đảm bảo.

 

PV

Đời sống & Pháp luật
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục