Ngân hàng nào trích lập dự phòng rủi ro nhiều nhất năm 2020?

Trước tình hình nợ xấu tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng. Kết thúc năm 2020, nhiều nhà băng đã tiến hành trích lập dự phòng rủi ro, để có nguồn tài chính ổn định nhằm bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong hoạt động kinh do...

Năm 2020, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) thực hiện cơ cấu miễn giảm lãi, hoãn giãn nợ, gỡ khó cho DN và người dân.

Song song với các biện pháp được thực hiện trong quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại phải khai báo đầy đủ và chặt chẽ các khoản nợ xấu; đồng thời, phải trích lập dự phòng với các mức quy định cụ thể.

Quá trình xử lý nợ xấu ở Việt Nam có một nguyên tắc là không sử dụng ngân sách, đây là điều khác biệt so với các nước khi họ đều phải sử dụng nguồn lực từ ngân sách hay khoản vay quốc tế.

Theo thống kê từ báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2020 của 27 ngân hàng trong nước, top 10 ngân hàng có chi phí dự phòng rủi ro lớn nhất năm 2020 gồm BIDV (23.125 tỷ đồng), VPBank (14.621 tỷ đồng), Vietinbank (12.148 tỷ đồng), Vietcombank (9.917 tỷ đồng), MB (6.118 tỷ đồng), SHB (4.534 tỷ đồng), Sacombank (2.916 tỷ đồng), Techcombank (2.611 tỷ đồng), HDBank (1.788 tỷ đồng), TPBank (1.783 tỷ đồng). Tổng chi phí dự phòng của 10 ngân hàng này đạt 79.561 tỷ đồng.

Trong đó, BIDV vẫn là ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro lớn nhất năm 2020 với 23.125 tỷ đồng, bỏ xa ngân hàng đứng thứ hai là VPBank (14.621 tỷ đồng).

Ngân hàng nào trích lập dự phòng rủi ro nhiều nhất năm 2020? - Ảnh 1

Trong năm 2020, có tới 19/27 ngân hàng được thống kê tăng chi phí dự phòng rủi ro so với năm 2019. Trong đó, ACB là nhà băng tăng mạnh nhất với mức trích lập 941 tỷ đồng, gấp 3,4 lần so với năm trước. Đứng vị trí thứ 2 là Techcombank với 2.611 tỷ đồng, tăng gấp 2,8 lần.

Ngoài ra, nhiều ngân hàng khác cũng có chi phí dự phòng tăng mạnh như Viet Capital Bank lên mức 347 tỷ đồng, tăng 3,1 lần; VietABank ghi nhận 744 tỷ đồng, tăng 103%; SHB đạt 4.534 tỷ đồng, tăng 88%; VIB ghi nhận 950 tỷ đồng, tăng 50%; Vietcombank ghi nhận 9.917 tỷ đồng, tăng 46%; HDBank ghi nhận 1.788 tỷ đồng, tăng 39%;

Đặc biệt, năm 2020 Nam A Bank trích 558 tỷ đồng để dự phòng rủi ro, khiến cho Ngân hàng báo lãi trước và sau thuế chỉ tăng 9% so với năm trước;...

Ngược lại, Vietinbank, Seabank, Vietbank, Saigonbank, Eximbank, NCB, PGBank lại giảm trích lập trong năm 2020.

Có thể thấy, trước biến động nợ xấu và những rủi ro tiềm ẩn với các khoản cho vay do dịch Covid-19, các ngân hàng đang tích cực dành chi phí trích lập dự phòng.

 

Hoàng Long (T/h)

VnFiance/SHTT
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục