Máy bay SU 22 đã nổ trước khi rơi xuống biển?

(Kinhdoanhnet) - “Rất đau buồn, nhưng chúng tôi đánh giá là hai phi công là trung tá Lê Văn Nghĩa và đại úy Nguyễn Anh Tú gần như không còn khả năng sống sót." Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng, đau xót nói.

Tính đến ngày 20/4 đã là 5 ngày kể từ khi 2 máy bay Su – 22M4 gặp nạn trên vùng biển Bình Thuận, và đến nay công tác tìm kiếm các mảnh vỡ của 2 máy bay này cũng như tung tích 2 phi công vẫn đang được tiến hành khẩn trương.

Dù đã tăng cường mọi lực lượng và phương tiện hiện đại nhưng đến nay, lực lượng cứu hộ vẫn chưa có bất kỳ một thông tin nào về tung tích 2 phi công: Lê Văn Nghĩa (phi công cấp 1), lái máy bay Su-22, số hiệu 5857, cấp bậc Trung tá, chức vụ Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 937, Sư đoàn 370 và phi công Nguyễn Anh Tú (phi công cấp 3) điều khiển máy bay Su-22, số hiệu 5863, cấp bậc Đại úy, Phi đội phó Phi đội 1, Trung đoàn 937, Sư đoàn 370.

Phạm vi tìm kiếm hai chiếc máy bay Su 22 sẽ tiếp tục được thực hiện theo tọa độ đã được xác định.
Phạm vi tìm kiếm hai chiếc máy bay Su 22 sẽ tiếp tục được thực hiện theo tọa độ đã được xác định.

Cuối giờ chiều ngày 20/4, lực lượng tại hiện trường đã xác định được 1 vật thể dài 1,4m, rộng 1m và đã dùng robot tiếp cận để xác định.

Căn cứ vào tình hình hiện tại, Trung tướng Võ Văn Tuấn - Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đã đưa ra nhận định: “Dựa theo diễn biến sự việc, chế độ bay, thông qua những vụ việc tai nạn máy bay đã thống kê từ trước đến nay ở trong nước cũng như thế giới thì có thể đánh giá được điều này. Dù rất đau lòng nhưng đến thời điểm lúc này chúng tôi phải đưa ra nhận định là 2 phi công của chúng ta khả năng là đã hi sinh. Đã qua 5 ngày rồi, khả năng sống sót của họ không còn”.

Dù đánh giá như thế về số phận của 2 phi công nhưng Trung tướng Tuấn cho hay, những ngày tới vẫn tiếp tục ưu tiên tìm kiếm tung tích 2 phi công và đồng thời tìm kiếm, trục vớt các mảnh vỡ máy bay, quan trọng là tìm kiếm hộp đen của 2 máy bay nhằm phục vụ công tác điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.

Sau 4 ngày tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy nhiều mảnh vỡ liên quan đến hai máy bay Su-22 nhưng không thấy dấu vết của các phi công. Vùng biển họ gặp nạn có độ sâu 32 m, dòng chảy mạnh, đáy biển dày đặc san hô nên công tác tìm kiếm gặp nhiều khó khăn.

 

Lãnh đạo quân chủng trực 24/24 giờ tại đảo Phú Quý để ứng phó với các tình huống tìm kiếm, không bay đi bay về từ sân bay Thành Sơn (Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận) đến đảo Phú Quý như trong ba ngày tìm kiếm đầu tiên.

Việc tăng cường lực lượng và phương án tìm kiếm này đã mang lại hiệu quả. Sau khi dò tìm và ném phao để định vị một số vị trí, kết thúc ngày tìm kiếm thứ tư, thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn cho biết đã vớt được một số mảnh vỡ của cánh máy bay SU-22 số hiệu 5863 do đại úy phi công Nguyễn Anh Tú điều khiển.

Cho đến thời điểm lúc này, đã có rất nhiều lực lượng cùng tham gia như: Không quân, cảnh sát biển, Kiểm ngư, Hải quân, Bộ đội Biên phòng…. với nhiều phương tiện và trang thiết bị, máy móc hiện đại…

Đức Hoan (Th)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục