Lối đi cho thị trường gạo Việt Nam

Xuất khẩu gạo Việt Nam thời gian gần đây liên tiếp nhận những tin xấu, sản lượng xuất khẩu sụt giảm trên hầu hết các thị trường đặc biệt thị trường Châu Phi. Vậy nguyên nhân nào đã khiến thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam sụt giảm và lối đi nào sẽ dành người trồng lúa.

Thị trường xuất khẩu giảm sút

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong tháng 4, các doanh nghiệp đã xuất khẩu ước khoảng 536.806 tấn gạo, trị giá gần 237 triệu USD (giá tại cảng xuất - FOB). So với tháng 3, sản lượng và giá trị đều giảm nhẹ. Tuy nhiên, so với cùng kỳ 2013, hai tiêu chí này lần lượt giảm 23% và 21%.

Còn từ tính 1/1-22/5 Việt Nam xuất khẩu khoảng 2,061 triệu tấn gạo, giảm khoảng 26% so với 5 tháng đầu năm 2013. Giá gạo xuất khẩu trung bình đến nay khoảng 436 USD/tấn (FOB), giảm khoảng 1% so với khoảng 439 USD/tấn được ghi nhận trong 1-5/2013.

Riêng từ 1-22/5/2014, Việt Nam xuất khẩu khoảng 309.974 tấn gạo, giảm 52% so với 648.359 tấn gạo xuất khẩu trong cả tháng 5 năm 2013, và giảm khoảng 42% so với 537.094 tấn gạo xuất khẩu trong tháng 4 năm 2014. Giá xuất khẩu trung bình tháng 5 khoảng 431 USD/tấn, tăng 2% so với một năm trước và giảm 2% so với tháng trước.

Châu Á vẫn điểm đến lớn của xuất khẩu gạo Việt Nam trong tháng 5 với khoảng 177.431 tấn, khoảng 57 % tổng xuất khẩu gạo. Mỹ là điểm đến lớn thứ hai, chiếm 65.091 tấn xuất khẩu gạo (tương đương khoảng 21% tổng lượng gạo xuất khẩu tháng 5 năm 2014 ). Việt Nam còn xuất khẩu 58.066 tấn gạo sang châu Phi, các nước châu Âu, Trung Đông và Australia.

 Lũy kế từ đầu năm, các doanh nghiệp đã xuất khẩu 1,75 triệu tấn, trị giá đạt gần 765 triệu USD. So với cùng kỳ, sản lượng và giá trị đều giảm khoảng 18%.

Nguyên nhân xuất khẩu gạo tháng 4 sụt giảm so với tháng 3, VFA cho rằng, hầu hết các thị trường đều sụt giảm. Riêng thị trường Trung Quốc vẫn tăng 51% và chiếm hơn 60% tổng sản lượng.

Theo cảnh báo của VFA trong thời gian tới xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ tiếp tục phải đối diện với áp lực giảm giá do giảm sức mua từ Trung Quốc và sức ép giá rẻ từ Thái Lan.

Nguyên nhân gạo Việt mất chỗ đứng trên thị trường

Việt Nam từ một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới giờ lại đang gặp khó khăn trong việc xuất khẩu gạo nguyên nhân chủ yếu là sự sụt giảm mạnh từ các thị trường nhấp khẩu gạo truyền thống như Châu Phi và sự cạnh tranh mạnh mẽ của những những nước cũng xuất khẩu gạo: Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Camphuchia.

Cùng với việc Ấn Độ, Pakistan đều phát triển mạnh, riêng Ấn Độ trong 2 năm vừa qua đã vươn lên thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Myanmar, Campuchia hiện cũng đang trở thành quốc gia xuất khẩu gạo tiềm năng có khả năng sẽ trở thành đối trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam, Thái Lan xả kho tạm trữ lúa gạo lên đến 20 triệu tấn, bán giá thành thấp hơn so với gạo Việt Nam thì thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ bị thu hẹp, đặc biệt bị thu hẹp tại Trung Quốc, nơi được đánh giá đã “cứu” xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2013 vừa qua.

Hiện nay xuất khẩu gạo Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc khi thị trường này chiếm tới 60% sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam. Việc Trung Quốc trở thành thị trường chính dẫn đến chủ trương xuất khẩu gạo giá rẻ nên tất cả mọi người làm giá rẻ, những người làm gạo chất lượng cao giá tốt sẽ bị ra rìa hoặc tước đi quyền nọ, quyền kia. Điều này đồng nghĩa với việc ta đã để cho Trung Quốc chi phối nền sản xuất lúa gạo của mình và khi Trung Quốc không mua nữa,không chỉ gạo của Việt Nam lại chới với mà cả nền nông nghiệp lúa nước sẽ không tìm được đầu ra.

Ông Trần Thanh Hải Cục phó Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) sốt sắng: "Hiện nay gần như xuất khẩu gạo của ta phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Xu hướng giá gạo sắp tới sẽ phụ thuộc vào sự biến động giá đối với thị trường Trung Quốc, nhất là xuất khẩu qua biên giới nhưng có nhiều rủi ro”.

Nguyên nhân thị trường xấu khẩu gạo bị thu hẹp và phụ thuộc vào Trung Quốc được chỉ ra là do chính sách lúa gạo vẫn tồn tại một số vấn đề cần xem xét, đặc biệt là những chính sách can thiệp đến xuất khẩu và điều tiết thị trường.

TS Võ Tòng Xuân cũng chỉ ra rằng, trong khi Chính phủ Thái đành chịu lỗ và để nông dân được lời, Việt Nam lại không quan tâm và hoàn toàn để Tổng công ty Lương thực và Hiệp hội Lương thực Việt Nam thao túng.

Trước thực tế đó, yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam phải năng động hơn trong tìm thị trường mới. Trú trọng xây dựng chất lượng và thương hiệu để nâng cao giá trị thay vì bán gạo cấp thấp, vị đại diện Bộ Công thương cho biết.

Lối đi cho thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam

TS Alan Phan cho rằng, nếu để thị trường tự do, Việt Nam vẫn đủ khôn khéo để cạnh tranh mua với các nước khác thay vì phụ thuộc và bị động như hiện nay.

Về dự định tấn công vào thị trường gạo của Mỹ và Hàn Quốc của Campuchia, TS Alan Phan bày tỏ quan điểm, thị trường Mỹ, Hàn Quốc là 2 thị trường theo định chế kinh tế tự do. Khi nó là thị trường tự do thì ai thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng sẽ thắng.

“Tức là phải có hành động đúng theo quy luật của thị trường và đúng theo nhu cầu của người tiêu dùng thì bất kỳ gạo từ Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Myanmar hay Pakistan... đều có thể thành công hoặc thấy bại nên không phải là vấn đề tuyên bố hay muốn thế này, thế kia. Khi qua Hàn Quốc, Mỹ sẽ theo quy luật thị trường, nhà nước không có can thiệp gì trong quá trình này, vấn đề nhu cầu của người tiêu dùng là vấn đề tối ưu”, TS Alan Phan nói.

TS Alan Phan khẳng định, ông không quan tâm đến vấn đề Campuchia tuyên bố vì từ việc tuyên bố đến việc tham gia hay chiếm được thị trường là một việc khó khăn chứ không hề dễ dàng.

“Nếu họ làm thành công, mình muốn thành công như họ mình phải học hỏi kinh nghiệm đó, và mình làm hoặc đúng như họ hoặc tốt hơn họ thì mới có thể chiếm được thị trường của họ. Kinh tế thị trường rất uyển chuyển và cạnh tranh rất sòng phẳng, cũng như giải đá bóng, năm này đội này thắng, năm khác đội khác sẽ thắng”, TS Alan Phan so sánh.

Vừa qua, tại cuộc báo thường kỳ Bộ Công thương, trước thông tin Trung Quốc tiến hành mua gom gạo của Việt Nam sẽ làm ảnh hưởng đến sản lượng và vấn đề về giá, ông Trần Thanh Hải - Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) lại cho biết, đó là điều đáng mừng bởi hiện nay Việt Nam vẫn đang phải tìm kiếm thị trường đầu ra.

Trước thực tế, ngành lúa gạo Việt Nam là một thế mạnh nhưng càng ngày càng bị bào mòn, vắt kiệt sức của nông dân do sự yếu kém của thương nhân và nhà nước, tổ chức quản lý chuỗi giá trị sản phẩm gạo không làm được.

Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn cũng từng chỉ thẳng, các Tổng công ty lương thực nắm hết thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam đang phát triển theo cơ chế độc quyền kép: độc quyền thu mua và xuất khẩu lúa gạo, đồng thời là độc quyền của doanh nghiệp nhà nước, là rào cản các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào thị trường lúa gạo Việt Nam.

"Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) có quá nhiều quyền trong việc đề xuất chính sách, song lại hoạt động như một doanh nghiệp nhà nước, làm việc phân phối xuất khẩu gạo.

Hiệp hội không có sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân, cũng không quan tâm đến nông dân mà thay vào đó là bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp xuất khẩu", nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn nói.

Ý kiến của nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn cũng giống với nhiều chuyên gia nông nghiệp tâm huyết. GS.VS Trần Đình Long, Chủ tịch Hội giống cây trồng Việt Nam nói thẳng, doanh nghiệp thể hiện vai trò con buôn kiếm lời khiến nông dân luôn bị thiệt.

GS Võ Tòng Xuân cho rằng xuất khẩu gạo cũng như các nông sản luôn lâm vào tình trạng được mùa mất giá không phải là bí giải pháp. Mà giải pháp đã có, đang làm nhưng làm không đến nơi, thiếu liên kết đồng bộ.

Theo GS Võ Tòng Xuân, giải pháp ấy là nguyên tắc là “ba chân”, gồm: Chân thứ nhất là tổ chức sản xuất, chế biến xuất khẩu với những quy chế chặt chẽ, nghiêm ngặt từng thành viên trong chuỗi liên kết, vi phạm sẽ bị phạt.

Chân thứ hai là xúc tiến thương mại và chân thứ ba là tiêu chuẩn khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng. Đáng buồn là thời gian qua chúng ta lại cắt khúc từng công đoạn này, mạnh ai nấy làm.

Như việc tổ chức trồng nông sản khác theo hướng tiêu chuẩn GAP nhưng khi dự án của các tổ chức phi chính phủ làm xong, rút đi thì người nuôi cũng ngưng thực hiện. Vì họ không thấy lợi ích trong việc tiếp tục áp dụng các quy chuẩn GAP.

Bởi lẽ phải liên kết chặt giữa sản xuất với tiếp cận thị trường thì chúng ta chỉ hướng dẫn phần kỹ thuật trồng mà chưa hướng dẫn người dân tiếp cận thị trường hay liên kết lại để cùng tạo ra sản lượng hàng hóa lớn cung ứng thị trường.

Cánh đồng lớn làm một mô hình chuỗi liên kết ba chân tốt nhất từ trước đến nay của ngành lúa gạo nhưng có mấy DN chịu làm và làm tốt các khâu.

 Chu Quỳnh (TH)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục