Lãi suất nóng, đâu là ngân hàng có tiền gửi tăng mạnh sau quý III?

Tuy các ngân hàng quốc doanh chiếm đến 50% tổng số tiền gửi khách hàng của toàn hệ thống, song TPBank mới là ngân hàng có mức tăng mạnh nhất sau quý IIIl, đến 16,6%.

Sau khi lãi suất huy động tăng mạnh sau 9 tháng đầu năm khiến lượng tiền gửi khách hàng tại các nhà băng hầu hết đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Thống kế từ Báo cáo tài chính của 27 ngân hàng, tính đến cuối quý III, tổng số dư tiền gửi khách hàng của 27 ngân hàng công bố báo cáo tài chính đạt hơn 7,5 triệu tỷ đồng, tăng gần 4% so với cuối năm 2021.

Trong đó, "ông lớn" BIDV tiếp tục dẫn đầu toàn ngành về ngân hàng có nhiều tiền gửi nhất với gần 1,4 triệu tỷ đồng, tăng 2,8% so với hồi đầu năm.

Đứng sau lần lượt là 2 ngân hàng quốc doanh Vietcombank và VietinBank với số tiền gửi khách hàng đều trên 1 triệu tỷ đồng, tương đương tăng 5,4% và 2,4% so với cuối năm 2021.

Hiện tại, vẫn còn Agribank chưa công bố báo cáo tài chính, song tính riêng lượng tiền gửi của 3 nhà băng trên đã chiếm đến 50% tổng số tiền gửi khách hàng của toàn hệ thống, tương ứng đạt gần 3,8 triệu tỷ đồng.

Các vị trí sau thuộc nhóm ngân hàng tư nhân, Sacombank là ngân hàng có lượng tiền gửi khách hàng lớn nhất với 457.890 tỷ đồng, tăng 11,3% so với hồi đầu năm. Theo sau là ACB với lượng tiền gửi đạt hơn 392.000 tỷ đồng, tăng 3,2% so với đầu năm.

Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng trưởng, TPBank mới là ngân hàng tăng nhanh nhất ngành với mức tăng lên đến 16,6%, ghi nhận 162.694 tỷ đồng, nhưng vẫn chưa lọt vào top 10 ngân hàng có lượng tiền gửi lớn nhất. Xếp sau là HDBank (tăng 13,4%, đạt 207.780 tỷ đồng), ABBank (tăng 10,2%, đạt 74.748 tỷ đồng), VIB (tăng 8,9%, đạt 189.033 tỷ đồng), LienVietPostBank (tăng 7,4%, đạt 193.533 tỷ đồng).

Mặt khác, có 6 ngân hàng ghi nhận sụt giảm tiền gửi trong 9 tháng đầu năm. Trong đó, Kienlongbank là ngân hàng có tiền gửi khách hàng giảm mạnh nhất. Số dư tiền gửi khách hàng của nhà băng này tính đến ngày 30/9 là 42.200 tỷ đồng, giảm đến 18% so với đầu năm.

Ngoài ra, các ngân hàng còn lại cũng ghi nhận lượng tiền gửi giảm sút là VietCapital Bank (giảm 4%), MB và VietABank (giảm 2%), NCB (giảm 0,3%), VPBank (giảm 6,4%) và OCB (giảm 0,5%).

Theo thống kê, có tổng 21 ngân hàng có lượng tiền gửi khách hàng tăng trưởng dương. Mặt khác, 6 ngân hàng lại ghi nhận sụt giảm chỉ tiêu này trong 9 tháng đầu năm. Kienlongbank là đơn vị có tiền gửi khách hàng giảm mạnh nhất, giảm đến 17,8% so với đầu năm khiến số dư tiền gửi khách hàng tính đến thời điểm 30/9 xuống còn 42.200 tỷ đồng.

Trong báo cáo mới nhất công ty chứng khoán SSI đã dẫn số liệu cập nhật từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, tính đến ngày 20/10, so với cuối năm 2021, tín dụng đã tăng 11,38%, cung tiền M2 tăng 3,09% và huy động vốn tăng 4,8%.

Từ đó, nhóm phân tích đánh giá, chênh lệch huy động – tín dụng vốn đã rơi vào trạng thái âm kể từ tháng 7. Sau khi mặt bằng lãi suất huy động đã tăng mạnh trong 2 tháng qua, tình hình đã có sự cải thiện nhẹ (mặc dù chưa quá rõ ràng).

Các chuyên gia SSI Research cho biết thêm, trong cuộc họp thường kỳ của Chính phủ, NHNN cũng đã đề cập đến việc những biến động trong việc huy động vốn và tín dụng trong năm 2022 đã đặt ra thách thức đối với hệ số sử dụng vốn của hệ thống ngân hàng rất cao, gây quan ngại về thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

Theo đánh giá của Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam - VNReport, lãi suất huy động tăng cũng đã khiến tiền gửi nhàn rỗi "ồ ạt" quay lại ngân hàng. Các khảo sát của đơn vị này cho thấy, có đến 81,8% nhà băng dự phóng hoạt động huy động tiền gửi sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2022.

     

Lê Thanh Hồng

Người đưa tin Pháp luật
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục