Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính khu vực, thành phố Quốc tế
Là đô thị loại I, Đà Nẵng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế cả nước, đồng thời thu hút được lượng vốn đầu tư nước ngoài hàng năm rất lớn.
Theo quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, bên cạnh hướng tới là đô thị loại đặc biệt, Đà Nẵng cũng xác định tầm nhìn dài hạn trở thành thành phố quốc tế. Quy hoạch của Đà Nẵng từ nhiều năm nay lấy hình mẫu mẫu phát triển đô thị từ Singapore.
Hiện Đà Nẵng đóng vai trò đô thị hạt nhân của chuỗi đô thị Huế - Đà Nẵng - Chu Lai Kỳ Hà - Dung Quất (Vạn Tường) - Quy Nhơn; hình thành vùng đô thị Đà Nẵng, bao gồm Chân Mây (Lăng Cô) - Đà Nẵng - Điện Bàn- Hội An - Nam Hội An.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây cho biết, Bộ đang lấy ý kiến góp ý với hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 119/2020/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.
Theo đó, dự thảo đề xuất thí điểm thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại thành phố Đà Nẵng hoạt động theo mô hình trung tâm tài chính hải ngoại, là một khu vực tài chính riêng biệt với các quy định về thuế, điều tiết giám sát mang tính mở và cạnh tranh cao. Mô hình này nếu thành công sẽ đưa thành phố Đà Nẵng tham gia vào nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị kinh tế toàn cầu.
Ngoài ra, Đà Nẵng dự kiến cũng sẽ có Khu thương mại tự do gắn với Cảng Liên Chiểu với một số cơ chế, chính sách đặc thù tạo động lực phát triển đột phá cho thành phố Đà Nẵng.
Khu thương mại tự do thành phố Đà Nẵng là khu chức năng thực hiện các hoạt động chế xuất, logistics, thương mại - dịch vụ, kinh doanh hàng miễn thuế; là địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng ưu đãi đầu tư áp dụng đối với địa bàn khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư và được hưởng một số cơ chế, chính sách đặc thù.
Liên Chiểu – Nam Ô là viên ngọc ẩn mình trong quy hoạch của Đà Nẵng
Sở hữu hàng loạt lợi thế như: cảng biển, cảng hàng không, hệ thống hạ tầng phát triển nhanh, khiến Đà Nẵng là địa phương thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước rất lớn, khiến tốc độ đô thị hoá và gia tăng dân số tại Đà Nẵng rất nhanh.
Dự báo dân số đến năm 2030 Đà Nẵng có khoảng 1,79 triệu người, diện tích xây dựng đô thị 31.836 ha, chiếm hơn 32% diện tích đất liền.
Hiện Đà Nẵng có 6 quận và 2 huyện (huyện Hoà Vang và huyện đảo Hoàng Sa), được định hướng 6 khu vực động lực phát triển chính. Trong 6 khu vực động lực phát triển này, Liên Chiểu nổi lên có vai trò đặc biệt, đóng góp 2 động lực phát triển cho Đà Nẵng. Cụ thể, nơi này thuộc Khu vực động lực số 2, tập trung phát triển du lịch, vui chơi giải trí biển ven Vịnh Đà Nẵng. Đồng thời cũng là Khu vực động lực số 6, với Tổ hợp đô thị cảng biển Liên Chiểu, trung tâm dịch vụ logistics.
Theo một đánh giá được thực hiện vào năm 2021, mỗi năm có 5,3 nghìn tỷ USD - tương đương 22% tổng giá trị thương mại quốc tế đi qua biển Đông. Với những tiềm năng, lợi thế mang tính thiên thời, địa lợi, cảng Liên Chiểu được kỳ vọng trở thành cảng biển hàng đầu khu vực Đông Nam Á, góp phần đưa thành phố Đà Nẵng bứt phá, vươn lên tầm cao mới.
Ngoài các dự án hạ tầng và khu công nghệ lớn, hiện khu vực Liên Chiểu – Nam Ô đã xuất hiện hàng loạt dự án của ông lớn địa ốc, như: Vingroup với dự án Vin Làng Vân có mức đầu tư 1,5 tỷ USD; Tập đoàn Trung Thuỷ với dự án Nam Ô Heritage 5.326 tỷ đồng; Tổ hợp nghỉ dưỡng 5 sao Mikazuki của Nhật Bản; Dự án Nam Ô Discovery của đơn vị Gotec Land và do Landora Group độc quyền phát triển kinh doanh.
Theo tìm hiểu, Nam Ô Discovery là dự án căn hộ cao cấp duy nhất chuẩn bị mở bán tại Liên Chiểu. Dự án nằm trên đường Nguyễn Tất Thành, hướng ra Vịnh Đà Nẵng có quy mô 34 tầng nổi và 3 tầng hầm, với số lượng chỉ hơn 400 căn hộ. Đây là dự án có sổ đỏ hiếm hoi xuất hiện trên thị trường bất động sản Đà Nẵng mấy năm qua. Hiện dự án này sắp được cất nóc và mở bán ra thị trường.