Kim ngạch xuất hàng dệt may 4 tháng đầu năm đạt hơn 5,99 tỷ USD, tăng 20,08% so với cùng kỳ; trong đó, riêng mặt hàng vải xuất khẩu đạt 248,24 triệu USD, chiếm 4,14%, giảm 1,51% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu của một số sản phẩm chính trong ngành dệt may tăng trưởng so với cùng kỳ, trong đó sản phẩm vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 13,5%, quần áo mặc thường tăng 12,7%. Tuy nhiên, xuất khẩu vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo giảm 3,1%.
Về sản xuất, trong tháng 4, sản xuất vải dệt từ sợi tự nhiên giảm 4,4% so với cùng kỳ, trong khi sản xuất quần áo mặc thường tăng 12,2%, và sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo tăng 6,3%.
Thị trường Hoa Kỳ tiêu thụ đến 49,23% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam, đạt 2,95 tỷ USD trong 4 tháng, tăng 17,99% so với cùng kỳ; trong đó, riêng tháng 4 đạt 792,64 triệu USD, tăng 6,68% so với tháng 3/2014.
Tiếp sau thị trường Hoa Kỳ là các thị trường như: Nhật Bản 783,96 triệu USD, chiếm 13,08%; Hàn Quốc 570,61 triệu USD, chiếm 9,52%; Đức 205,82 triệu USD, chiếm 3,44%.
Nhìn chung, xuất khẩu hàng dệt may 4 tháng đầu năm sang phần lớn các thị trường đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ; trong đó đáng chú ý là xuất sang một số thị trường nhỏ lại tăng trưởng mạnh như: xuất sang Senegal tăng 1.257%, Nigieria tăng 939,5%; sang Tiểu VQ Arập TN tăng 131%, Ba Lan tăng 104,4%.
Số liệu Hải quan về xuất khẩu hàng dệt may 4 tháng đầu năm 2014. ĐVT: USD
Thị trường
|
T4/2014
|
4T/2014
|
T4/2014 so T3/2014(%)
|
4T/2014 so cùng kỳ(%)
|
Tổng KNXK hàng dệt may
|
1.575.624.456
|
5.991.817.425
|
+3,91
|
+20,08
|
Vải các loại
|
72.061.559
|
248.242.017
|
+10,49
|
-1,51
|
Hoa Kỳ
|
792.644.385
|
2.949.846.707
|
+6,68
|
+17,99
|
Nhật Bản
|
194.897.263
|
783.957.949
|
-7,84
|
+12,41
|
Hàn Quốc
|
131.319.811
|
570.607.692
|
-19,81
|
+38,74
|
Đức
|
52.397.629
|
205.819.863
|
+11,50
|
+22,07
|
Tây Ban Nha
|
36.451.526
|
163.711.046
|
+27,68
|
+57,45
|
Anh
|
37.695.526
|
148.419.240
|
+1,17
|
+18,02
|
Canada
|
34.155.284
|
121.719.151
|
+9,24
|
+31,02
|
Trung Quốc
|
37.074.563
|
119.934.445
|
+30,30
|
+50,98
|
Đài Loan
|
25.314.869
|
72.310.942
|
+24,27
|
+13,08
|
Hà Lan
|
21.338.485
|
71.496.946
|
+27,34
|
+3,09
|
Hồng Kông
|
16.468.192
|
52.502.101
|
+41,30
|
+71,94
|
Pháp
|
15.941.313
|
51.369.007
|
+59,92
|
+32,14
|
Bỉ
|
13.134.225
|
49.288.435
|
+27,48
|
+22,71
|
Campuchia
|
11.403.264
|
43.259.678
|
-12,67
|
-20,28
|
Italia
|
15.076.812
|
38.633.086
|
+112,95
|
+6,41
|
Australia
|
10.582.996
|
37.338.173
|
+8,36
|
+45,30
|
Tiểu VQ Arập TN
|
12.062.518
|
35.773.050
|
+32,26
|
+131,03
|
Mehico
|
7.253.784
|
33.888.539
|
+31,28
|
+62,93
|
Nga
|
11.261.842
|
33.625.628
|
+43,85
|
+16,83
|
Indonesia
|
6.160.121
|
27.361.029
|
-28,17
|
-14,13
|
Đan Mạch
|
5.858.227
|
24.143.518
|
+12,74
|
-2,97
|
Thụy Điển
|
5.069.609
|
23.860.191
|
-22,29
|
+3,18
|
Braxin
|
5.052.623
|
19.978.563
|
+5,26
|
+44,24
|
Thổ Nhĩ Kỳ
|
5.685.644
|
18.995.630
|
+51,61
|
-13,58
|
Ả Râp Xê Út
|
5.073.036
|
17.459.054
|
+3,25
|
-21,73
|
Malaysia
|
4.744.260
|
17.261.065
|
-7,09
|
+14,97
|
Ba Lan
|
3.642.851
|
15.685.297
|
-22,81
|
+104,41
|
Nigieria
|
724.502
|
14.516.579
|
-81,06
|
+939,51
|
Thái Lan
|
2.803.577
|
12.901.266
|
-20,04
|
-16,45
|
Singapore
|
3.322.000
|
12.821.199
|
+8,60
|
+11,95
|
Chi Lê
|
4.117.576
|
9.515.284
|
+84,19
|
+30,08
|
Philippin
|
2.207.144
|
9.488.826
|
-17,74
|
-0,24
|
Séc
|
1.197.949
|
9.423.460
|
-48,25
|
-10,06
|
Bangladesh
|
2.520.531
|
9.380.946
|
+30,84
|
+0,54
|
Ấn Độ
|
1.514.498
|
8.478.611
|
-10,16
|
+15,23
|
Panama
|
2.015.328
|
7.602.899
|
+63,47
|
-23,99
|
Nam Phi
|
1.749.767
|
7.540.107
|
-22,85
|
+29,39
|
Nauy
|
881.282
|
7.262.389
|
-48,82
|
+3,49
|
New Zealand
|
976.508
|
5.210.557
|
-49,01
|
+18,84
|
Achentina
|
1.247.746
|
5.174.210
|
-1,02
|
+13,90
|
Myanma
|
1.093.684
|
4.742.621
|
-19,36
|
+75,27
|
Israel
|
821.093
|
4.682.677
|
-32,09
|
+7,58
|
Hungary
|
1.151.359
|
3.895.283
|
+59,86
|
+80,21
|
Bờ biển Ngà
|
1.655.050
|
3.867.357
|
-25,19
|
*
|
Thụy Sỹ
|
1.021.813
|
3.593.954
|
+128,09
|
+25,76
|
Áo
|
951.073
|
3.539.974
|
+7,73
|
-41,40
|
Angola
|
1.114.205
|
3.294.040
|
+57,83
|
-4,09
|
Lào
|
835.717
|
2.707.092
|
+7,88
|
-9,59
|
Slovakia
|
255.465
|
2.271.270
|
-15,06
|
-24,68
|
Senegal
|
-
|
2.195.115
|
*
|
+1256,79
|
Ai cập
|
512.572
|
2.003.554
|
-9,11
|
-12,56
|
Ucraina
|
282.536
|
1.811.741
|
+219,91
|
-52,27
|
Phần Lan
|
640.802
|
1.340.718
|
+602,10
|
-39,28
|
Hy Lạp
|
442.575
|
1.244.190
|
+4,87
|
-42,19
|
Gana
|
-
|
99.606
|
*
|
+39,42
|
Trong tháng 4 Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 3218/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Theo đó, tỷ lệ nội địa hóa trong ngành dệt may đến năm 2015 phấn đấu đạt 55%, năm 2020 đạt 65% và năm 2030 đạt 70%.
Cũng theo quy hoạch đó, các doanh nghiệp dệt may nhiều lao động sẽ được chuyển về khu vực nông thôn, nơi có nguồn lao động và thuận tiện giao thông, còn đô thị và các thành phố lớn sẽ tập trung vào thời trang, sản xuất mẫu, cung cấp dịch vụ, nguyên phụ liệu, công nghệ ngành dệt may.
Theo Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), sự tăng trưởng mạnh mẽ về xuất khẩu của ngành dệt may đã được dự báo ngay từ đầu năm khi lượng đơn hàng về các doanh nghiệp đã có sự bứt phá. Thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết quý III, thậm chí đến hết năm, các doanh nghiệp luôn duy trì được tối đa công suất sản xuất. Cùng đó, dệt may Việt Nam luôn đảm bảo đơn hàng từ các thị trường xuất khẩu truyền thống của ngành như EU, tiếp đến là thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Vừa qua liên doanh Công ty Cổ phần Đầu tư Vinatex (thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam), Công ty Foshan Sanshui Jialida (Trung Quốc) và Công ty Luenthai (Hong Kong, Trung Quốc) đã làm việc với tỉnh Nam Định xúc tiến thành lập Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông.
Mục tiêu của dự án nhằm phát triển chuỗi cung ứng dệt may từ khâu kéo sợi - dệt - nhuộm - in - hoàn tất. Dự kiến, khu này có quy mô diện tích từ 1.400-1.500ha, thu hút khoảng 200-300 nghìn lao động. Đây là dự án lớn cả về quy mô và vốn đầu tư, hứa hẹn trở thành một trong những trung tâm dệt may lớn của cả nước.
Đánh giá cao những kết quả đã đạt được của ngành dệt may cũng như của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Thứ trưởng Lê Dương Quang cho rằng dệt may là một trong những ngành sẽ được hưởng nhiều ưu thế khi các hiệp định thương mại, đặc biệt là Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương được ký kết. Do đó ngành dệt may cần phải chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết, chú ý tiến độ các dự án đầu tư để sẵn sàng đón nhận cơ hội.
Theo Vinanet