Dù thua lỗ, Đèo Cả vẫn đề xuất làm tuyến đường An Hữu- Cao Lãnh khoảng 6.000 tỷ đồng

Ngày 25/5, UBND tỉnh Đồng Tháp có buổi làm việc với Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả về việc đầu tư dự án đường cao cấp An Hữu – Cao Lãnh, trong đó đề xuất dự án trên theo hình thức đối tác công tư (PPP) hoặc đầu tư công kết hợp PPP.

Đèo Cả được ví là "trùm" BOT khi sở hữu nhiều trạm BOT và các công trình hầm đường bộ.
Đèo Cả được ví là "trùm" BOT khi sở hữu nhiều trạm BOT và các công trình hầm đường bộ.

Tại buổi làm việc, đại diện Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả và đơn vị tư vấn đã đưa ra 2 phương án về đầu tư dự án này. Cụ thể, phương án 1 toàn tuyến An Hữu – Cao Lãnh có chiều dài 32km, tổng mức đầu tư 6.020 tỷ đồng; trong khi phương án 2 thì toàn tuyến có chiều dài 28km, tổng mức đầu tư 5.288 tỷ đồng.

Theo đó, có 2 hình thức đầu tư là đầu tư theo đối tác công tư và đầu tư công kết hợp với đầu tư theo đối tác công tư. Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả cũng dự kiến giai đoạn 1, tuyến đường có vận tốc thiết kế 80km/h, nền đường 17m, có 4 làn xe. Giai đoạn hoàn thiện, vận tốc thiết kế được nâng lên 100km/h, nền đường mở rộng 23m, có 4 làn xe...

Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: Tuyến đường An Hữu – Cao Lãnh đóng vai trò quan trọng, là cửa ngỏ để vào trung tâm tỉnh lỵ của Đồng Tháp. Vì vậy, tỉnh mong muốn sớm triển khai đầu tư dự án này và thời gian hoàn vốn tối đa là 15 năm, thay vì 22 năm hoặc 17 năm như công ty đề xuất.

UBND tỉnh Đồng Tháp đề nghị Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả sẽ trao đổi thêm với lãnh đạo tỉnh Tiền Giang để hai địa phương là Đồng Tháp và Tiền Giang đi đến thống nhất, cùng báo cáo Bộ GTVT để thực hiện các bước tiếp theo.

Tập đoàn Đèo Cả (DeoCa Group) là một trong những doanh nghiệp lớn đang triển khai nhiều dự án BOT, BT tại Việt Nam với quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng. Năm 2019, Tập đoàn Đèo Cả tái cơ cấu tập trung các dự án BOT của mình vào chung một thành viên của tập đoàn là Công ty Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (Hamadeco).

Đèo Cả được ví là "trùm" BOT khi sở hữu nhiều trạm BOT và các công trình hầm đường bộ BOT Hải Vân, Đèo Cả, Cù Mông. Mới đây, đơn vị này nằm trong liên danh trúng thầu cao tốc Câm Lâm - Vĩnh Hảo 8.900 tỷ đồng.

Hiện nay, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) là đơn vị tài trợ nguồn vốn chủ yếu cho các dự án hạ tầng của Tập đoàn Đèo Cả. Các tài sản đảm bảo của dự án, bao gồm các quyền thu phí và toàn bộ nguồn thu từ các trạm thu phí, quyền tiếp nhận máy móc thiết bị, các động sản,… thuộc dự án đều được thế chấp tại Vietinbank.

Về tài chính, tính đến cuối năm 2019, Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả - Thành viên tập đoàn Đèo Cả đã lỗ lũy kế 539 tỷ đồng. Công ty cũng ghi nhận nợ và vay tài chính dài hạn tới hơn 10.000 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với năm 2018.

Vào cuối năm 2020, Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả vay nợ hơn 10.000 tỷ đồng để thực hiện dự cụm dự án hầm Đèo Cả, hầm Cổ Mã và hầm Cù Mông đã phải trả chi phí lãi vay lên đến 681 tỷ đồng năm ngoái.

TCDN
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục