Dịch vụ ngân hàng bùng nổ- người dân không mấy mặn mà

Các ngân hàng hiện nay đang phát triển mạn mẽ ở trong nước cũng như trên thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ này làm cho sự cạnh tranh trong ngành hết sức gay gắt. Các ngân hàng ngày nay ngoài việc cung cấp các dịch vụ truyền thống như: chuyển gửi tiền, trao đổi ngoại tệ… còn đang cung cấp trên thị trường vô số các dịch vụ khác nhằm thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp mình. Có thể nói các dịch vụ ngân hàng sẽ bùng nổ trên thị trường trong thời gian sắp tới.

Dịch vụ ngân hàng là một trong 4 ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao, cùng với dịch vụ du lịch, vận tải và viễn thông.

Ở các nước phát triển mạnh hiện nay có vài ba nghìn sản phẩm khác nhau còn ngân hàng Việt Nam thì mới chỉ có được dăm ba trăm loại. Do đó Việt Nam được coi là thị trường tiềm năng cho các ngân hàng.

Nếu như các ngân hàng trước đây chỉ  thực hiện trao đổi ngoại tệ, chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại, nhận tiền gửi, bảo quản vật có giá trị, tài trợ các hoạt động của chính phủ, cung cấp các tìa khoản giao dịch, cung cấp dịch vụ ủy thác vốn là những hoạt động truyền thống của ngân hàng thì ngày nay một loạt các dịch vụ mới đã ra đời chú trọng đến việc đưa các ứng dụng công nghệ thông tin và sự tiện ích dành cho người dùng vào sản phẩm dịch vụ của mình. Điểm qua có thể thấy các ngân hàng nào cũng có các gói dịch vụ tiện ích, dịch vụ ngân hàng hàng ngày, internet banking, sms banking… Ngoài ra còn có một số dịch vụ ngân hàng mới phát triển gần đây nhăm đáp ứng những yêu cầu thực tế mới phát sinh từ thị trường:  Cho vay tiêu dùng, tư vấn tài chính, quản lý tiền mặt, dịch vụ thuê mua thiết bị, cho vay tài trợ dự án, bán các dịch vụ bảo hiểm, cung cấp các kế hoạch hưu trí, cung cấp các dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ quỹ tương hỗ và trợ cấp, cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư và ngân hàng bán buôn, ...

Chú ý đến sự tiện lợi của khách hàng các ngân hàng hiện nay đang có những chương trình làm thẻ miễm phí, tăng số điểm giao dịch ATM để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của mình. Hiện nay chỉ có 20% trong số 90 triệu dân Việt Nam có tài khoản thẻ tại ngân hàng. Do vậy, với mức độ đô thị hóa, dân số trẻ và thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện thì đây là một thị trường đầy tiềm năng với các ngân hàng. Điều này sẽ làm gia tăng sự cạnh tranh vốn đã khốc liệt giứa các ngân hàng thời gian tới trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng.

 Hiện tại thị trường ngân hàng Việt Nam vẫn chịu sự chi phối rất lớn từ 5 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước chi phối như: Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank, MHB. Vì 5 ngân hàng này chiếm đến 45% thị phần ngân hàng, còn lại khoảng trên 25 ngân hàng nội, các ngân hàng liên doanh, ngân hàng ngoại chiếm thị phần còn lại là 55%.

Dịch vụ ngân hàng bùng nổ- người dân không mấy mặn mà - Ảnh 1

Các ngân hàng này cũng không ngừng đưa ra các gói dich vụ hấp dẫn tiện ích thu hút khách hàng.

Như Vietcombank đã cung cấp cho khách hàng hàng loạt các dịch vụ theo từng đối tượng từ cá nhân, doanh nghiệp, các đại lý và mảng ngân hàng thanh toán điện tử tiện ích. Với các doanh nghiệp các dịch vụ tiện ích: Tài trợ thương mại, bảo lãnh, ngân hàng đầu tư, quản lí tài sản, ngân hàng điện tử…Trong đó có những điều khoản rất hấp dẫn với các doanh nghiệp như khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ bảo lãnh vay vốn sẽ nhận được lời cam kết của Vietcombank về việc sẽ trả nợ thay cho bên vay vốn  trong trường hợp bên vay vốn không trả hoặc không trả đầy đủ, đúng hạn nợ vay đối với bên cho vay vốn, trên cơ sở bên cho vay vốn xuất trình bộ chứng từ phù hợp với qui định trong thư/hợp đồng bảo lãnh.

Các ngân hàng đưa ra nhiều gói dịch vụ hấp dẫn như vậy nhưng dường như người dùng vẫn đang ngoảnh mặt làm ngơ. Vậy đâu là nguyên nhân tình trạng này.

Theo thống kê đến cuối tháng 3/2014, số lượng thẻ ngân hàng phát hành trên cả nước đạt trên 68,5 triệu thẻ với 52 tổ chức phát hành, trong đó thẻ ghi nợ chiếm 92,14%, thẻ tín dụng chiếm 3,68%, số còn lại là thẻ trả trước. Về mạng lưới thanh toán thẻ, Việt Nam hiện có khoảng 15.500 ATM và 137.700 POS được lắp đặt phục vụ hoạt động thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thẻ có thể thực hiện giao dịch thanh toán thẻ mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, theo một chuyên gia về thẻ thì số lượng “thẻ chết” cũng rất nhiều, khách hàng mở thẻ mà không dùng. Nguyên nhân một phần từ việc trong thời gian qua, các ngân hàng áp chỉ tiêu cho nhân viên kinh doanh thẻ rất cao nhằm gia tăng thị phần của mình. Do vậy, việc bán thẻ đối phó để đạt chỉ tiêu đã xảy ra nên lượng “thẻ chết” tăng lên.

Việc 80% không dùng thẻ ATM nói lên một điều là đại đa số người dân Việt Nam vẫn thích dùng tiền mặt hơn do thói quen, và đại đa số người dân vẫn sống ở khu vực nông thôn, làm việc trong môi trường mà thẻ ATM vẫn chưa được giao dịch nhiều. Thêm vào đó thì hạ tầng tài chính còn nhiều hạn chế, nên việc triển khai thanh toán KDTM, hạn chế thanh toán KDTM cần lộ trình và những giải pháp phù hợp.

Một mặt khác là lòng tin của người dân đã bị ảnh hưởng nhiều khi mà liên tiếp trong những năm gần đây xảy ra những vụ bê bối của ngân hàng như: vụ Huyền Như chiếm đoạt 4000 tỷ đồng của khách hàng, hay lùm xum vụ bầu Kiên của ngân hàng ACB, rồi hiện tượng khách hàng bị lấy cắp tiền trong thẻ, rủi ro khi thanh toán trực tuyến… Đã làm lòng tin của khách hàng lung lay.

Trong thời gian tới các ngân hàng các ngân hàng còn rất nhiều việc phải làm để gây dựng lại lòng tin của khách hàng cũng như không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ của mình để có thể cạnh tranh trong một môi trường ngân hàng khốc liệt như hiện nay.

Chu Quỳnh (TH)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục