“Đấu tố” tại KDC Hoà Lân: Vì sao các bên lại chọn TAND Q7 làm nơi “lấy lại công lý”?

Ngày 5/3, TAND quận 7, TP.HCM đem vụ án đấu giá đầy dấu hiệu sai phạm tại Dự án Khu dân cư Hoà Lân (Bình Dương) ra xét xử sơ thẩm.

Trong vụ kiện, Công ty TNHH Thiên Phú kiện Công ty Đấu giá Nam Sài Gòn. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (đại diện là Agribank chi nhánh Chợ Lớn), Công ty Địa Ốc Kim Oanh được xác định có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan... vì gây thiệt hại lớn cho Công ty Thiên Phú.

Theo đó, ngày 17/4/2015, Công ty TNHH sản xuất thương mại Thiên Phú (Cty Thiên Phú) và một chi nhánh ngân hàng của nhà nước ký biên bản thỏa thuận về xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.

“Đấu tố” tại KDC Hoà Lân: Vì sao các bên lại chọn TAND Q7 làm nơi “lấy lại công lý”? - Ảnh 1
Có nhiều dấu hiệu sai phạm trong quá trình đấu giá Dự án Khu dân cư Hoà Lân. Ảnh IT


Theo đó bên A (Chi nhánh ngân hàng của nhà nước) được quyền xử lý phát mãi tài sản mà bên B (Cty Thiên Phú) đang thế chấp, thông qua tổ chức bán đấu giá để thu hồi nợ theo đúng quy định của pháp luật.

Sau khi được giao tài sản, ngày 12/5/2010 Chi nhánh ngân hàng của nhà nước ký hợp đồng định giá tài sản thế chấp của Cty Thiên Phú với Công ty CP thẩm định giá và tư vấn Quốc Tế (Valuco), tại chứng thư thẩm định số 403/2015/CT - VALUCO thì Công ty Valuco định giá luôn cả phần đất nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất (246.853 m2) và phần đất Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất (243.912 m2), thành tiền là 1,4677 nghìn tỉ đồng.

Căn cứ vào giá này, Công ty CP đấu giá Nam Sài Gòn (Cty Đấu giá Nam Sài Gòn) đem bán đấu giá (từ lần 1 - lần 5).
Tại lần bán đấu giá lần thứ 6, phía Chi nhánh ngân hàng của nhà nước đã thuê Công ty CP thẩm định giá và tư vấn đầu tư xây dựng thế hệ mới thẩm định lại toàn bộ 494.047 m2 đất (bao gồm cả đất nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất) nhân với 2,506 triệu đồng/m2 được 1,2383 nghìn tỉ đồng.

Cả 02 lần định giá, hai công ty định giá đều đem cả đất nhà nước giao không thu tiền tính thành giá để Cty Đấu giá Nam Sài Gòn đem bán đấu giá. Việc làm này có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng Luật Đất đai năm 2003 và Bộ luật Dân sự.

“Đấu tố” tại KDC Hoà Lân: Vì sao các bên lại chọn TAND Q7 làm nơi “lấy lại công lý”? - Ảnh 2
Quyết định đưa vụ án ra xét xử


Ngày 22/4/2017, Công ty TNHH A Đông Hải (nay là Công ty Địa Ốc Kim Oanh TP. Hồ Chí Minh - gọi tắt Cty Kim Oanh) nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá và đấu giá thành công với số tiền là 1.353 tỷ đồng.

Ngày 26/4/2017 Cty Kim Oanh đã nộp 93,6 tỉ đồng tiền đặt cọc tại Văn phòng công chứng Thành Phố Mới. Đến ngày có kết luận thanh tra số 62/KLTTr - BTP ngày 24/12/2018 Cty Kim Oanh chỉ mới thanh toán được 847,800 tỉ đồng (chưa bằng giá khởi điểm bán tài sản).

Tuy vậy, dù chưa thanh toán hết tiền trúng đấu giá và chưa được chính quyền cho phép chuyển đổi chủ đầu tư, tài sản bán đấu giá chưa được giải chấp... nhưng Văn phòng Công chứng Mỹ Phước tỉnh Bình Dương (đơn vị cùng tham gia bán đấu giá ngày 25-5-2017) đã có văn bản số 144/CV - VPCCMP ngày 16-6-2017 phúc đáp văn bản số 34/CV-CT của Cty Đấu giá Nam Sài Gòn hướng dẫn đầy đủ các quy định của pháp luật để đủ điều kiện công chứng hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá; nhưng các bên vẫn bất chấp các quy định của pháp luật đã tự ý đem hồ sơ sang Văn phòng công chứng Thành Phố Mới (Bình Dương) để công chứng hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá trái pháp luật cho Địa ốc Kim Oanh.

Theo Ông Nguyễn Văn Tuấn, Đại diện Công ty Thiên Phú cho biết, Tòa là nơi các bên đều bình đẳng để cung cấp các tài liệu chứng cứ để bảo vệ mình. Sở dĩ chúng tôi chọn TAND quận 7 để khởi kiện Công ty Đấu giá Nam Sài Gòn là theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng bán đấu giá quy định sẽ chọn Tòa án nơi đặt trụ sở của công ty đấu giá là nơi giải quyết tranh chấp.



Quốc Lâm




KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục