Theo thông tin từ Apple, hiện “ông lớn” công nghệ Hàn quốc đang chào bán một lượng trái phiếu kỷ lục lên tới 17 tỷ USD để phục vụ cho kế hoạch chi trả và hoàn vốn cho các cổ đông trong năm nay lên tới 200 tỷ USD.
Kể từ năm 1995 sau khi Steve Jobs trở về làm CEO của Apple ông đã thưc hiện chính sách tích trữ thật nhiều tiền mặt do đó Steve Jobs đã thẳng thừng khước từ những đề xuất chia sẻ cổ tức cho các cổ đông. Tính đến nay số tiền chi trả cổ tức và hoàn vốn cho cổ đông đã lên đến 200 tỷ đô la.
Nhưng vấn đề nằm ở chỗ phần lớn lượng tiền mặt của Apple đang ở nước ngoài, khi chuyển tiền về Mỹ Apple sẽ phải chịu một khoản thuế hồi hương không hề nhỏ lên tới 35%.
Vì sao “đại gia” Apple lại đi vay tiền để trả cổ tức?
Chính vì vậy, công ty đã quyết định đi vay thay vì chuyển tiền mặt từ nước ngoài về. Đây là một biện pháp khá thông minh của Tim Cook – CEO Apple. Lý do rất đơn giản là vì số tiền lãi từ khoản vay thấp hơn rất nhiều so với thuế mà Apple phải trả.
Do vậy ngày 30/4, Apple đã chào bán lượng trái phiếu lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Theo kế hoạch, Apple phát hành 17 tỷ trái phiếu lãi suất cố định và 3 tỷ USD chứng chỉ lãi suất thả nổi với các thời hạn từ 3 đến 30 năm. Với cách làm này, Apple có thể dễ dàng phát hành trái phiếu để vay tiền với lãi suất bình quân là 3,15%/năm.
Theo giới chuyên gia nhận định, đây là chiêu bài cao tay của Apple, bởi lý do Apple vay nợ không phải vì thiếu tiền mà là một chiêu tránh thuế khôn ngoan.
Trước đó vào năm 2013, hãng này cũng đã từng bán 17 tỷ USD trái phiếu. Một năm sau đó, họ lại huy động được 12 tỷ USD. Những khoản tiền này thường được Apple dùng để trả cổ tức và mua lại cổ phiếu.
Anh Công (Th theo Một thế giới; Trí thức trẻ; Vneconomy)