Công ty Cổ phần tập đoàn PC1 – Bài 1: Trúng thầu cả nghìn tỷ, tiết kiệm được vài tỷ

Công ty Cổ phần tập đoàn PC1 là nhà thầu thân quen của ngành điện lực với nhiều gói thầu giá trị “khủng” trải dài hơn 40 tỉnh thành từ Bắc vào Nam. Bên cạnh những gói thầu tiết kiệm tượng trưng, PC1 còn có những giao dịch tín dụng phong phú khi tài sản đảm bảo là các quyền đòi nợ, cổ phần.

Điệp khúc trúng thầu sát giá

Công ty Cổ phần tập đoàn PC1 có địa chỉ giao dịch và trụ sở tại số 18 Lý Văn Phúc, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Mã số thuế: 0100100745 cấp ngày 20/07/2005. Ngày 09/11/2016, công ty niêm yết thành công cổ phiếu PC1 trên sàn chứng khoán TP.Hồ Chí Minh - sàn HOSE. Người đại diện pháp luật là Vũ Ánh Dương.

Với tư cách nhà thầu, công ty Cổ phần tập đoàn PC1 (sau đây gọi tắt là công ty PC1) đã tham gia 428 gói thầu, trong đó trúng 170 gói, tổng giá trị trúng thầu: 9.517.735.065.370 đồng (Bằng chữ: Chín nghìn năm trăm mười bảy tỷ, bảy trăm ba mươi lăm triệu, không trăm sáu mươi lăm nghìn, ba trăm bảy mươi đồng).

Bản đồ đấu thầu của công ty PC1 trải dài từ Bắc vào Nam khoảng trên 40 tỉnh, thành, quan hệ đấu thầu rộng rãi với 59 bên mời thầu, đại đa số là các đơn vị ban quản lý dự án, công ty trực thuộc tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Giá trị trúng thầu của công ty PC1 là gần 10 nghìn tỷ đồng từ khi tham gia mạng đấu thầu Quốc gia. Ảnh chụp màn hình.
Giá trị trúng thầu của công ty PC1 là gần 10 nghìn tỷ đồng từ khi tham gia mạng đấu thầu Quốc gia. Ảnh chụp màn hình.

Trước khi thành công ty Cổ phần tập đoàn, PC1 từng được biết đến với tên giao dịch là công ty Cổ phần Xây lắp điện 1 - được cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước là công ty Xây lắp điện I, trực thuộc bộ Năng lượng.

Nhiều gói thầu của công ty PC1 trúng có giá trị hàng chục, thậm chí cả trăm tỷ đồng, nhưng tỉ lệ tiết kiệm đều tượng trưng, sát mức 0 đồng.
Nhiều gói thầu của công ty PC1 trúng có giá trị hàng chục, thậm chí cả trăm tỷ đồng, nhưng tỉ lệ tiết kiệm đều tượng trưng, sát mức 0 đồng.

Khi nghiên cứu ngẫu nhiên các gói thầu năm 2022 trong vai trò độc lập của công ty PC1, PV nhận thấy, rất nhiều gói giá trị hàng chục, thậm chí cả trăm tỷ đồng, nhưng số tiền tiết kiệm được sau đấu thầu lại vô cùng khiêm tốn, chỉ từ vài chục đến vài trăm triệu đồng.

Ngay với chủ đầu tư quen mặt là tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (với việc trúng hàng chục gói thầu tại đây), tỉ lệ tiết kiệm tượng trưng lặp đi lặp lại. Ví dụ, gói thầu số 8 (tháng 12/2022) có giá trúng thầu 83.450.560.748 đồng, tiết kiệm được 135.468.252 đồng so với dự toán, đạt tỉ lệ 0,16%.

Hoặc gói thầu số 11 (tháng 10/2022) có giá trúng thầu 96.496.153.917 đồng chỉ tiết kiệm hơn 100 triệu đồng (tỉ lệ có cũng như không là 0,1%).

Vào tháng 9/2022, 3 gói thầu có tỉ lệ tiết kiệm siêu thấp, chỉ 0,3; 0,4 và 0,5%, trong khi giá trị trúng thầu rất lớn tương ứng: 80.968.387.912 đồng; 73.089.172.793 đồng và 93.290.988.332 đồng.

11/15 gói thầu được nghiên cứu ngẫu nhiên ở tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia đều do Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú ký phê duyệt.

Bên cạnh đó, nhiều gói thầu trúng ở đơn vị khác cũng chung kịch bản “trúng thầu sát giá”. Điển hình là gói thầu 10: Xây dựng, lắp đặt và thí nghiệm hiệu chỉnh trạm biến áp và cáp ngầm (tháng 10/2022) tại tổng công ty Điện lực TP.Hà Nội có giá trúng thầu 134.318.996.888 đồng, chỉ tiết kiệm 149.677.441 đồng (đạt tỉ lệ tượng trưng 0,1%).

Gói thầu số 08 tại tổng công ty Điện lực miền Bắc thậm chí chỉ tiết kiệm nhỏ giọt hơn 10 triệu đồng trong khi giá trị trúng thầu trên 18 tỷ đồng (tỉ lệ 0,05%),

Một gói thầu giá trị khủng tới gần 100 tỷ đồng tại tổng công ty Điện lực miền Trung cũng chỉ tiết kiệm hơn 98 triệu đồng, (đạt tỉ lệ 0,1%).

Với 15 gói thầu, tổng giá trị trúng thầu là 1.237.683.893.754 đồng (Bằng chữ: Một nghìn hai trăm ba mươi bảy tỷ, sáu trăm tám mươi ba triệu, tám trăm chín mươi ba nghìn, bảy trăm năm mươi tư đồng), thế nhưng giá trị tiết kiệm được lại khiêm tốn ở mức trên 2,5 tỷ đồng (tỉ lệ đạt 0,2%).

Giao dịch tín dụng phong phú

Bên cạnh sự “nổi bật” trong công tác đấu thầu với điệp khúc “trúng thầu sát giá”, “gương mặt thân quen” như đã nói ở trên, công ty PC1 còn có những giao dịch tín dụng phong phú ở nhiều ngân hàng, đơn vị từ năm 2010 cho đến nay. Ví dụ như: ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam; ngân hàng TMCP Quân Đội; ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam; ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng; công ty Tài chính Cổ phần Điện Lực; ngân hàng TMCP Tiên Phong; ngân hàng BNP Paribas; ngân hàng TMHH MTV Woori Việt Nam…

Một phần giao diện trang chủ của PC1Group.
Một phần giao diện trang chủ của PC1Group.

Gần nhất, tháng 12/2022, PC1 có hợp đồng tín dụng với ngân hàng TNHH Một thành viên HSBC (Việt Nam) chi nhánh Hà Nội: Tài sản bảo đảm là tiền gửi và tất cả các quyền và lợi ích của PC1 đối với tiền gửi trong tài khoản do PC1 mở và duy trì tại ngân hàng này, bao gồm cả (các) tài khoản VNĐ và (các) tài khoản ngoại tệ, nếu có, với giá trị là: tối đa 20% tổng dư nợ gốc của PC1 tại từng thời điểm, theo quy định tại Hợp Đồng Cầm Cố số VHN 162338/DUL ngày 24/6/2021 (như có thể được sửa đổi, bổ sung, ký mới hoặc gia hạn tùy từng thời điểm), với bản sửa đổi gần nhất số 02 ký ngày 05/12/2022.

Vào tháng 11/2022, PC1 có 2 giao dịch đảm bảo với công ty CP Chứng khoán Bản Việt. Ở giao dịch 1: tài sản bảo đảm là 17.410.680 (Mười bảy triệu, bốn trăm mười nghìn, sáu trăm tám mươi) cổ phần phổ thông của công ty Cổ phần Thủy điện Trung Thu do công ty PC1 sở hữu và nắm giữ. Tài sản trên không phải là chứng khoán đã được đăng ký tập trung tại tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

Ở giao dịch 2, tài sản bảo đảm là 14.169.300 (Mười bốn triệu, một trăm sáu mươi chín nghìn, ba trăm) cổ phần phổ thông của công ty Cổ phần Đầu tư Năng lượng Miền Bắc do công ty PC1 sở hữu và nắm giữ (tài sản trên không phải là chứng khoán đăng ký tập trung tại tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam).

Tháng 10/2022, PC1 có giao dịch với ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Thành An, tài sản bảo đảm là bổ sung số lượng 14.197.007 cổ phần của PC1 (Chưa được đăng ký tập trung tại tổng công ty Lưu ký và bù trừ Chứng khoán Việt Nam).

Ngoài ra, nhiều giao dịch với ngân hàng TNHH Một thành viên HSBC (Việt Nam) - chi nhánh Hà Nội với tài sản đảm bảo là tiền gửi và tất cả các quyền và lợi ích của PC1 theo các hợp đồng cụ thể.

Đáng chú ý, tháng 7/2022, công ty PC1 đã dùng “tài sản thế chấp” là các quyền tài sản (quyền đòi nợ và thụ hưởng số tiền đòi nợ; quyền yêu cầu hoàn trả tiền ứng trước, tiền phạt vi phạm, tiền bồi thường thiệt hại và thụ hưởng số tiền này; lợi ích, các khoản bồi hoàn) của mình phát sinh từ các hợp đồng như: Hợp đồng về việc thực hiện Dự án Nhà máy Điện gió Tân Phú Đông - vùng 1 (Tân Phú Đông 1) ký với công ty Cổ phần Năng lượng Điện gió Tiền Giang;

Hợp đồng xây lắp số 62/HĐXL-SPMB-PC1 ngày 25/03/2022 về việc thực hiện Gói thầu số 16: Xây lắp đường dây đấu nối thuộc dự án: Trạm biến áp 220kV Tân Biên và đường dây 220kV Tây Ninh - Tân Biên ký với ban Quản lý dự án các công trình Điện Miền Nam – chi nhánh tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia;

Hợp đồng xây lắp số 0007/HĐXL-SPMB-PCC1-PCC1MN ngày 18/01/2022 về việc thực hiện Gói thầu số 16: Xây lắp trạm thuộc Dự án: Trạm biến áp 220kV Vĩnh Châu và đường dây đấu nối ký giữa ban Quản lý dự án các công trình Điện miền Nam – chi nhánh tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia và Liên danh công ty Cổ phần Xây lắp điện I (nay là công ty Cổ phần tập đoàn PC1) – công ty TNHH MTV Xây lắp điện 1 Miền Nam;

Hợp đồng tổng thầu xây dựng số BCGE.P.95001-DC-CON-0029 ngày 25/12/2021 về việc thực hiện Gói thầu tư vấn khảo sát thiết kế, mua sắm, cung cấp thiết bị, lắp đặt, thí nghiệm và thi công xây dựng Trạm biến áp 110kV Nhà máy điện gió Khu du lịch Khai Long - Cà Mau giai đoạn 1, Nhà máy điện gió Khai Long giai đoạn 2, 3 và ngăn lộ mở rộng 110kV tại TBA 220kV Năm Căn ký giữa công ty Cổ phần Điện gió BDG Khai Long 1 và công ty Cổ phần Xây lắp điện I (nay là công ty Cổ phần tập đoàn PC1);

Và nhiều hợp đồng khác…

Đời sống & Pháp luật
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục