Cơ cấu lại nợ công là vấn đề rất bức thiết

(Kinhdoanhnet) - Chiều ngày 10/6 Bộ trưởng tài chính Đinh Tiến Dũng đã có phiên trả lời chất vấn tập trung xung quanh 4 nội dung chính là nợ công, quản lý thu chi ngân sách, kiểm soát bình ổn giá và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Vấn đề quản lý nợ công

Trả lời về vấn đề quản lý nợ công Bộ trưởng cho biết mặc dù nợ công trong những năm gần đây có xu hướng tăng nhưng nếu so với GDP thì tỷ lệ thay đổi không nhiều, dao động trong khoảng 50,1-51,8%, riêng ước tính năm 2013 là 54,1%. Với mức này thì nợ của Việt Nam hiện vẫn đang ở mức cho phép vì theo nghị định quốc hội là 65%, Bộ trưởng nhận định.

Tuy nhiên trong nghị trường Bộ trưởng đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần về thời hạn trả nợ công và coi đây là vấn đề hết sức quan trọng. Trong khoản nợ công của nước ta thì có 50% vay nước ngoài (chủ yếu vay ưu đãi) có thời hạn tương đối dài, một nửa còn lại là nợ trái phiếu trong nước. Bộ trưởng cũng cho biết tỷ lệ các khoản vay ngắn hạn khá lớn nhưng đang có xu hướng giảm dần và sẽ có giải pháp cơ cấu lại trong thời gian tới. Bên cạnh đó thì tỷ lệ trả nợ trên tổng thu ngân sách hàng năm 25% trừ đi 10% là các khoản được vay để đảo nợ, tức là không làm phát sinh thêm nghĩa vụ trả nợ mới thì chúng ta vẫn nằm dưới mức 25%", ông Dũng nhận định. 

Cơ cấu lại nợ công là vấn đề rất bức thiết  - Ảnh 1
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Tăng cường truy thu thuế

Còn khi được hỏi về nợ thuế và chống chuyển giá Bộ trưởng cũng cho biết năm 2013 ngành đã tiến hành tổng thanh tra, kiểm tra nợ đọng, trốn thuế, gian lận thuế. Theo báo cáo gửi các đại biểu, ông Dũng cho biết cơ quan thuế đã thanh tra, kiểm tra gần 64.700 doanh nghiệp, qua đó quyết định thu vào ngân sách hơn 13.600 tỷ đồng. Ngành cũng tổ chức đôn đốc, cưỡng chế xử lý được 55% số nợ thuế tại thời điểm cuối 2012, 67 trường hợp chuyển sang cơ quan công an để điều tra xử lý vi phạm hình sự. 

Hiện nay với gần 61.000 tỷ đồng tiền nợ thuế năm 2013 (tăng 10,6 % so với cuối 2012), 67.000 tỷ đồng tính đếnđến 30/4/2014 thì ngành mới thu và xử lý được gần 8.500 tỷ đồng tiền thuế nợ 2013 chuyển sang năm 2014. Với tình hình này Bộ nhận định, tình hình nợ đọng thuế vẫn chậm được cải thiện.

Việc nợ thuế tăng do nhiều yếu tố trong đó chủ yếu là do tình hình kinh tế khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính phải ngừng kinh doanh, giải thể, bỏ trốn. Một số đơn vị chiếm dụng tiền thuế để lấy vốn sản xuất kinh doanh...

Để tăng tốc độ thu hồi nợ thuế năm 2014, Bộ Tài chính cho biết đã giao chỉ tiêu thu tiền để đảm bảo tổng số tiền thuế nợ tại cuối 2014 không vượt quá 5% so với tổng số thu Ngân sách Nhà nước của năm. Và các biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đối với người nộp thuế còn nợ thuế, hạn chế không để phát sinh thêm nợ mới sẽ được triển khai đầy đủ, đồng bộ

Ngành cũng đã truy thu, truy hoàn, phạt là 988 tỷ đồng, tăng hơn 32% so với năm 2012; giảm khấu trừ 137 tỷ đồng, giảm lỗ xấp xỉ 4.193 tỷ đồng với 2.110 doanh nghiệp lỗ, có dấu hiệu chuyển giá và doanh nghiệp có giao dịch liên kết, tăng hơn 66% so với năm 2012. Còn trong 4 tháng đầu năm, ngành đã thanh, kiểm tra 361 doanh nghiệp truy thu, truy hoàn và xử phạt là 287 tỷ, giảm khấu trừ hơn 17 tỷ, giảm lỗ là 1.232 tỷ.

Quản lý thu chi NSNN

Khi được thắc mắc về tình hình vượt thu 2013 Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, sở dĩ có sự vượt thu như vậy nhờ thu thêm được lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn, Tcty Nhà nước; thu khoản phát sinh chênh lệch trái phiếu CP, thu phạt vi phạm hành chính về an toàn giao thông; toàn ngành tài chính tranh tra kiểm tra chống thất thu và thu hồi nợ đọng; thanh tra kiểm tra thuế giá trị gia tăng của các tỉnh Tây nguyên và Tây Nam Bộ. Và đông thời Bộ cũng đưa ra các giải pháp khắc phục là nâng cao năng lực cán bộ, sửa đổi bổ sung chính sách; tính toán cụ thể hơn về ngắn hạn, trung hạn về kế hoạch tài chính; xây dựng dữ liệu tập trung hơn.

Còn về tình hình chi NSNN cho nông nghiệp nông dân, nông thôn thời gian qua bộ đã có văn bản trả lời theo đó từ năm 2008-2013 bố trí cho nông nghiệp nông thôn 32,8%-41,8% tổng chi ngân sách, 2014 dự đoán là 41,7%. 6 năm qua là gần 2 triệu tỷ đồng, bình quân 38% tổng chi NSNN, bố trí cho chương trình nông thôn mới, chương trình 135…, bình quân tăng 21%/năm, cao hơn tốc độ tăng của thu NSNN (16,6%). Đến 2014, chi nông nghiệp nông thôn 3,2 lần so với 2008. Riêng chi đầu tư phát triển giai đoạn 2009-2013 tăng 2,62 lần. Tuy nhu cầu lớn so với khả năng đáp ưng nhưng việc bố trí NSNN cho nông nghiệp nông thôn cơ bản đáp ứng được nhu cầu của NQ.

Kiểm soát và bình ổn giá

Bộ trưởng cũng nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến bình ổn giá xăng dầu, điện, sữa và đặc giá thuốc chữa bệnh bị buông lỏng thời gian qua. Người đứng đầu Bộ Tài chính cho biết, đây là vấn đề lớn và nhạy cảm. Theo quy định của Luật Dược, Bộ Y tế chủ trì cùng Bộ Tài chính, Công thương quản lý việc này. Bộ Tài chính quản lý Nhà nước về giá, phối hợp các bộ ngành điều hành giá như giá xăng dầu, than, điện. Hiện Bộ Y tế là cơ quan tổ chức hướng dẫn đấu thầu mua thuốc.

Bộ Công thương nói thêm về cơ chế điều hành giá xăng dầu và giá điện và NĐ 84. Trên thực tế, NĐ 84 vận hành mang lại nhiều kết quả, lớn nhất là tạo tiền đề thuận lợi thực hiện chủ trương giá thị trường có sự quản lý của NN. Tuy nhiên, quá trình vận hành NĐ này còn một số phát sinh cần điều chỉnh, bổ sung, đó là cơ chế điều hành xăng dầu bám sát tín hiệu thị trường hơn, tạo thuận lợi cho quá trình cạnh tranh trong SXKD, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.

Thời gian qua Bộ Công thương phối với các ngành nghiên cứ sửa đổi, bổ sung thấy cần xem xét toàn diện vấn đề để sửa đổi NĐ này cần bám sát hơn diễn biến thị trường thế giới (tần suất điều chỉnh ngắn hơn); tạo thêm điều kiện kinh doanh xăng dầu cạnh tranh hơn, thêm nhiều đầu mối nhằm tránh độc quyền, tạo điều kiện để người dân tham gia vào kinh doanh; sử dụng hiệu quả hơn quỹ bình ổn giá xăng dầu; nhiên liệu sinh học.

Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp

Trả lời về việc chậm trễ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, đến nay văn bản pháp lý và giải pháp đã đầy đủ nhưng quá trình thực hiện còn tùy thuộc vào người đứng đầu bộ, ngành địa phương. Trong văn bản trình chính phủ Bộ đã đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp (trong đó cho phép các doanh nghiệp thoái vốn dưới mệnh giá và dưới giá trị sổ sách để phù hợp với tình hình thị trường); trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12/03/2014 về việc đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và đang hoàn chỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn Nghị quyết số 15/NQ-CP sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp. Về vấn cổ phần hóa DNNN.

Năm 2013, cả nước sắp xếp, chuyển đổi: 101 doanh nghiệp, trong đó: cổ phần hóa: 74 doanh nghiệp, chuyển thành Công ty TNHH MTV 12 doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất 12 doanh nghiệp, bán 3 doanh nghiệp. Riêng 5 tháng đầu năm 2014 đã cổ phần hóa được 17 doanh nghiệp, trong đó có 13 Tổng công ty nhà nước. Theo kế hoạch, trong hai năm 2014 – 2015, cả nước sẽ thực hiện cổ phần hóa 432 doanh nghiệp (trong đó năm 2014 dự kiến cổ phần hóa 163 doanh nghiệp).

NQ (Tổng hợp)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục