Chuyên gia nói gì về điều kiện cách ly F1 tại nhà?

Theo PGS Nguyễn Viết Nhung - Giám đốc BV Phổi trung ương, việc cách ly F1 tại nhà ở các khu vực có số ca nhiễm cao hoàn toàn phù hợp nhưng cần lựa chọn điều kiện để cách ly.

Theo PGS Nguyễn Viết Nhung - Giám đốc BV Phổi trung ương, việc cách ly F1 tại nhà ở các khu vực có số ca nhiễm cao hoàn toàn phù hợp nhưng cần lựa chọn điều kiện để cách ly.

Chuyên gia nói gì về điều kiện cách ly F1 tại nhà? - Ảnh 1

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP HCM chiều ngày 5/7, thành viên Ban chỉ đạo đề xuất áp dụng thí điểm cách ly F1 tại nhà trên toàn TP HCM.

Đối tượng áp dụng là F1 có kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính với SARS-CoV-2 (trong khi chờ thực hiện xét nghiệm PCR).

F1 được cách ly tại nhà phải thuộc các nhóm sau: Người tiếp xúc gần ca Covid-19 nhưng không thường xuyên; người làm việc cùng phòng với ca bệnh nhưng cách xa trên 2 m và không tiếp xúc trực tiếp; người tiếp xúc gần là người già trên 60 tuổi, trẻ em, thai phụ, người khuyết tật... cần sự chăm sóc, hỗ trợ.

Chuyên gia nói gì về điều kiện cách ly F1 tại nhà? - Ảnh 2

Ảnh minh hoạ.

Việc cách ly F1 tại nhà phải thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế, ví dụ như: Chỉ cho phép F1 cách ly tại nhà nếu họ có nhà ở riêng (biệt thự, nhà ở liền kề, nhà ở độc lập); trước nhà treo biển cảnh báo nền đỏ, chữ vàng "Địa điểm cách ly y tế phòng chống Covid-19".

Nhà có phòng cách ly riêng, khép kín, tách biệt với khu sinh hoạt chung của gia đình. Nhà nhiều tầng thì dùng riêng một tầng để cách ly F1. Các hộ gia đình đảm bảo có một phòng khác để nhân viên y tế đến khám, lấy mẫu, theo dõi sức khỏe F1.

F1 luôn cài và bật ứng dụng khai báo y tế như VHD (Vietnam Health Declaration), Bluzone; tự đo thân nhiệt, tự theo dõi sức khỏe...

Theo PGS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng- Bộ Y tế, số ca nhiễm tăng lên thì phương án cách ly F1 tại nhà là cần thiết. Bởi khi khu cách ly tập trung bị quá tải, không đủ điều kiện vật chất, nhân lực để phục vụ có thể dẫn đến lây nhiễm chéo.

Theo PGS Nguyễn Viết Nhung - Giám đốc BV Phổi trung ương, việc cách ly F1 tại nhà ở các khu vực có số ca nhiễm cao hoàn toàn phù hợp nhưng cần lựa chọn điều kiện để cách ly. Ví dụ như yêu cầu về phòng ở riêng biệt, PGS Nhung cho rằng không cần đặt yêu cầu biệt thự, nhà ở liền kề mà chỉ cần có phòng cho người cách ly, có người phục vụ thực phẩm cho người cách ly là đủ. Nếu đòi hỏi nhà biệt thự, nhà ở liền kề… sẽ khó đáp ứng được.

Ngoài ra, các thành viên trong gia đình có người cách ly cần hiểu rõ về bệnh và nguy cơ lây truyền để đảm bảo cách ly an toàn nhất.

Còn Thạc sĩ Nguyễn Quốc Thái – Trung tâm Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai cho biết có thể thực hiện cách ly F1 tại nhà nhưng cũng cần có chế tài nếu người cách ly vi phạm, đi ra khỏi nhà trong thời điểm cách ly.

BS Thái cho rằng không nên đặt nặng vấn đề cơ sở vật chất cách ly như nhà biệt thự, nhà liền kề, nhà độc lập... Bản chất của cách ly là ngăn chặn nguy cơ lây lan trong cộng đồng vì thế chỉ cần đảm bảo người cách ly không vi phạm đi khỏi khu vực cách ly, ở trong phòng cách ly. Điều này cũng giúp giảm tải cho khu cách ly tập trung, tránh lây chéo trong khu cách ly.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng cho biết hiện cách ly F1 tại nhà chỉ thí điểm ở TP HCM. Đến nay thành phố này cũng mới bắt đầu lên kế hoạch triển khai. Dù quy định cách ly tại nhà khá chặt chẽ nhưng ông Sơn cho biết vẫn phải đảm bảo thực hiện đầy đủ.

Việc cách ly tại nhà phải thực hiện ở nhà độc lập, không được ở chung cư, vì chung cư còn sử dụng thông gió chung và nhiều hệ thống khác.

Doanh nghiệp và Tiếp thị
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục