Các giải phảp thúc đẩy doanh nghiệp tiếp cận vốn

(Kinhdoanhnet) - Nguồn vốn ổn định, nguồn vốn trung dài hạn với lãi suất cố định trong thời gian dài là nguồn vốn quan trọng nhất hiện nay mà các doanh nghiệp đang chờ đợi.

Các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, song lại đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhỏ và vừa (DNNVV). Do đó cần có cơ chế, chính sách cụ thể của Chính phủ cũng như các tổ chức tín dụng để tăng nguồn vốn cho doanh nghiệp, cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh cũng như tạo đà cho kinh tế tăng trưởng ổn định.

Giải pháp dài hạn

Cần thực hiện 3 đột phá chiến lược (đột phá về thể chế, đột phá về hạ tầng, đột phá về nguồn nhân lực) của Chính phủ, đặc biệt là thể chế và các cam kết mà Việt Nam tham gia, việc tuân thủ các điều khoản khi tham gia vào sân chơi chung không chỉ giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước dễ dàng thâm nhập vào thị trường nước ngoài mà còn tạo được uy tín của Việt Nam trong việc thực hiện quy định của các hiệp định.

Các giải phảp thúc đẩy doanh nghiệp tiếp cận vốn - Ảnh 1

 

Bên cạnh đó, đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, mở rộng thị trường chứng khoán, nới rộng cho các nhà đầu tư nước ngoài để thị trường này phát triển bền vững. Tiếp tục hoàn thiện chính sách, thể chế cần mạnh mẽ đơn giản hóa quy trình, thủ tục, tạo thuận lợi ho việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư. Các cơ quan quản lý Nhà nước về ODA và vốn vay ưu đãi có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, cập nhật để có những điều chỉnh thể chế kịp thời phù hợp với từng giai đoạn. Đảm bảo các theo cam kết của phía Việt Nam cần đảm bảo các điều kiện liên quan đến công tác tổ chức bộ máy và năng lực quản lý và từ đó chia sẽ gánh nặng với ngân hàng thường mại trong việc hỗ trợ nguồn vốn trung và dài hạn để các doanh nghiệp huy động được nguồn vốn này của nền kinh tế, còn các ngân hàng thương mại chỉ cho vay ngắn hạn mà thôi.

Giải pháp ngắn hạn

Bộ Tài chính và các ban ngành đã đẩy nhanh quá trình bù đắp những thiệt hại của các doanh nghiệp trong sự cố vừa qua. Đây vừa là một cách giúp nước ta lấy lại uy tín với các nhà đầu tư, vừa duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã đầu tư tại Việt Nam. Việc giải quyết nhanh các thiệt hại cho các nhà đầu tư vừa tăng uy tín vừa thu hút thêm các nhà đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác truyền thông để tuyên truyền, giới thiệu về môi trường đầu tư của Việt Nam để Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài.

Chúng ta cũng cần có chiến lược phát triển ngành công nghiệp không khói, đây là ngành mà chúng ta có nhiều tiềm năng với những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, với đất nước, con người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, mong muốn có môi trường phát triển kinh tế xã hội bền vững lành mạnh. Muốn phát triển du lịch chúng ta phải hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông ở những khu du lịch.

Ngoài ra, Chính phủ phải Cần có sự hỗ trợ của định chế tài chính để giúp DNNVV duy trì dòng vốn. DNNVV cũng cần được trang bị kỹ năng về kinh doanh để hoạt động hiệu quả hơn. Các chính sách đưa ra nhưng cần phải xem làm thế nào để thực hiện được chính sách đó. Cấp vốn xong cần phải có cơ chế theo dõi, giám sát và đánh giá mang tính độc lập và khách quan để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

Để giúp các DNNVV vượt qua khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần tiếp tục rà soát, đổi mới cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi để tăng khả năng tiếp cận vốn, khuyến khích đầu tư.

Song để làm được việc trên, cần tập trung vào một số vấn đề: Hệ thống luật lệ phải cụ thể hơn để đảm bảo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp với các thành phần kinh tế khác, kể cả đất đai, tiền vốn, đào tạo nhân lực. Trong quá trình thực hiện phải chú ý đến những vấn đề khi doanh nghiệp chưa tháo gỡ được hoặc còn khó khăn phải tháo gỡ kịp thời để cho họ có điều kiện thời cơ phát triển.

Các giải phảp thúc đẩy doanh nghiệp tiếp cận vốn - Ảnh 2

Cùng với đó, trong quá trình điều hành phải đảm bảo kỷ luật, kỷ cương điều hành, công khai minh bạch, đảm bảo sự bình đẳng của tất cả các thành phần, tạo điều kiện cho các yếu tố trong xã hội được bình đẳng trong việc tự do cạnh tranh.

Bên cạnh đó cần triển khai Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa mà Thủ tướng Chính phủ đã kí quyết định vào ngày 17/4 (tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được triển khai, quỹ này có tác dụng hỗ trợ, xúc tiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển). Riêng với lĩnh vực nông nghiệp của chúng ta cũng là thế mạnh đang rất phát triển, chúng ta đang vướng mắc ở đầu ra sản phẩm, tập trung vốn để tái cấu trúc ngành nông nghiệp, một khi lo được cho ngành nông nghiệp thì chúng ta lo được cho hơn 60% dân số sống ở vùng nông thôn, đảm bảo được 50% lao động của xã hội, chúng ta cũng có nguồn vốn nhất định cho người nông dân.

Nguồn vốn quan trọng nhất hiện nay mà các doanh nghiệp đang chờ đợi là nguồn vốn ổn định, nguồn vốn trung dài hạn với lãi suất cố định. Chính nguồn vốn này sẽ giúp cho các doanh nghiệp có nguồn vốn để đầu tư cải tiến trang thiết bị máy móc, nhưng các doanh nghiệp cũng đang lo lắng về lạm phát trong thời gian tới sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh nên chúng ta phải có nguồn vốn ổn định, duy trì lãi suất trong một thời gian để doanh nghiệp có kế hoạch vay với lãi suất thấp phục hồi doanh nghiệp. Tiếp tục giảm lãi suất cũng là một yếu tố giúp tăng tổng cầu, đẩy vốn lên cao cho nền kinh tế phát triển ổn định vững bền.

Thế Anh (Tổng hợp)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục