Giấc mơ của Bắc Kinh đang gặp phải rủi ro lớn khi xu hướng chống Trung Quốc đang gia tăng ở quốc gia nắm giữ tầm quan trọng chiến lược này.
Trung Quốc có một giấc mơ đặc biệt – thuộc địa hóa lục địa châu Phi. Đó là lý do tại sao nhiều dự án tiêu biểu trong Sáng kiến Vành đai & Con đường (BRI) của Bắc Kinh đều tập trung ở châu Phi. Tuy nhiên, giấc mơ châu Phi của Trung Quốc đang gặp trở ngại lớn do những động thái từ Cộng Hòa Dân chủ Congo (DRC).
Các khoản đầu tư của Trung Quốc vào DRC đang gặp rủi ro lớn. Tổng thống Congo đang theo chủ trương chống Trung Quốc và đang thúc đẩy việc đánh giá lại các hoạt động khai thác mỏ của Trung Quốc tại Congo.
Các cư dân địa phương ở Congo cũng đang chống lại những khoản đầu tư khai thác của Trung Quốc, thậm chí còn săn lùng và hất cẳng người Trung Quốc ra khỏi đất nước của họ.
Xu hướng chống Trung Quốc gia tăng ở Congo còn buộc chính phủ nước này phải tiến hành nhiều biện pháp cưỡng chế hơn như đình chỉ hoạt động của một số công ty Trung Quốc.
TẠI SAO CONGO QUAN TRỌNG VỚI TRUNG QUỐC
Congo giữ một vị trí vô cùng quan trọng ở châu Phi. Đây là quốc gia lớn nhất tại vùng châu Phi hạ Sahara và lớn thứ hai trên toàn châu Phi. Trung Quốc không thể hiện thực hóa giấc mơ thuộc địa hóa Lục địa châu Phi nếu không kể kiểm soát Congo.
Về các nguồn tài nguyên và khoáng sản, Congo giữ vai trò không thể thiếu đối với Trung Quốc hay bất cứ siêu cường nào. Quốc gia này hiện đang cung cấp hơn 60% trữ lượng quặng cobalt (coban). Cobalt là một khoáng chất cực kỳ quan trọng được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất pin dùng cho xe điện (EV) và thiết bị điện tử dân dụng cầm tay.
Quặng cobalt đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực sản xuất pin dùng cho xe điện (EV). Ảnh: Sono-Motors
Đối với một quốc gia đang muốn dẫn đầu trong ngành công nghiệp EV thì việc tiếp cận được nguồn dự trữ quặng cobalt tại Congo vô cùng cần thiết. Hiện Trung Quốc đang là nhà nhập khẩu cobalt lớn nhất với sản lượng quặng cobalt nhập khẩu mỗi năm lên tới 95.000 tấn.
Ngoài ra, một số công ty của Trung Quốc như Huayou Cobalt, Chengtun Mining, Wanbao và CNMC hiện đang hoạt động tại Congo.
VÌ SAO TRUNG QUỐC ĐỐI MẶT RẮC RỐI Ở CONGO?
Các báo cáo về việc Trung Quốc đang gặp rắc rối ở Congo được lan truyền từ tháng trước. Nhiều vụ đụng độ đã nổ ra tại khu khai thác vàng ở vùng đông bắc Congo sau khi 3 công dân quốc tịch Trung Quốc mất tích.
Đại diện phát ngôn của quân đội Congo Jules Ngongo cho biết, 3 công nhân này làm việc cho một công ty khai thác mỏ của Trung Quốc, và họ có lẽ đã bị các phiến quân của nhóm vũ trang Codeco bắt cóc.
Codeco là một trong hàng chục nhóm vũ trang đang hoạt động ở khu vực này và tuyên bố mục tiêu của họ là bảo vệ cộng đồng dân tộc Lendu.
Theo trang tin TFI, mặc dù Codeco là một nhóm phiến quân nhưng hành động "bắt cóc các cư dân Trung Quốc" của họ cũng phần nào phản ánh xu hướng chống Trung đang gia tăng ở Congo.
Người dân Congo đang ngày càng lo ngại hành vi chiếm đoạt và biển thủ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Congo từ phía các công ty khai thác mỏ của Trung Quốc.
6 CÔNG TY KHAI THÁC MỎ CỦA TRUNG QUỐCPHẢI NGỪNG HOẠT ĐỘNG
Giới chức địa phương ở Congo được cho là đã đóng cửa 6 công ty khai thác mỏ ở Nam Kivu. Lý do đằng sau quyết định đột ngột này là nhằm xoa dịu căng thẳng giữa người dân địa phương với các công nhân khai thác vàng của Trung Quốc.
Thống đốc Theo Ngwabidje Kasi đã ra quyết định đình chỉ hoạt động của 6 công ty khai thác mỏ đối với vùng lãnh thổ Mwenga. Hãng tin AFP dẫn lời ông Christian Wanduma – Luật sư cố vấn cho một cộng đồng địa phương bị ảnh hưởng cho biết, "khoáng sản của Congo đang bị khai thác theo cách thức không tôn trọng các quy định và luật về khai thác".
Tenke Fungurume, một mỏ đồng và cobalt, thuộc sở hữu phần lớn của công ty Molypden Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Ông Wanduma đánh giá quyết định đình chỉ các hoạt động khai thác là một quyết định có lợi. Tuy nhiên, các cư dân Congo vẫn muốn chính phủ có nhiều hành động hơn để chống lại các lợi ích của doanh nghiệp Trung Quốc. Vị luật sự cho rằng, chính phủ Congo cần có thêm một số biện pháp khác để đảm bảo với những cộng đồng có nguồn tài nguyên khoáng sản bị cướp đoạt rằng họ "có thể giành lại quyền lợi của mình".
Ông Wanduma giải thích rằng các hoạt động khai thác mỏ của một số công ty đã dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp bị san bằng và cạn kiệt.
TRUNG QUỐC ĐANG LO SỢ
AFP cho biết sắc lệnh của Thống đốc Kasi ban hành hôm 27/8 đã nêu rõ quyết định đình chỉ hoạt động khai thác mỏ của 6 công ty Trung Quốc "là điều cần thiết để khôi phục trật tự khai thác bán công nghiệp", nhằm bảo vệ "lợi ích của cư dân địa phương, môi trường và thể hiện sự tôn trọng đối với quyền con người".
Phản ứng lại trước diễn biến trên, Wu Peng – người phụ trách các vấn đề châu Phi trong Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra tuyên bố: "Chúng tôi [Trung Quốc] được biết thống đốc của Congo đã ra lệnh đình chỉ hoạt động của 6 công ty khai thác mỏ Trung Quốc ở tỉnh Nam Kivu do vi phạm các quy chuẩn môi trường địa phương. Chúng tôi luôn tôn trọng quyền của họ trong việc thực hiện các biện pháp cần thiết để duy trì hoạt động kinh tế bình thường".
Ông Wu Peng đưa ra thông báo trên Twitter.
Ông Peng cho biết thêm rằng "Trung Quốc cũng đang điều tra vụ việc này. Một khi xác thực được, chúng tôi sẽ thúc giục các nhà chức trách có liên quan ở Trung Quốc đưa ra các biện pháp trừng phạt theo luật pháp. Chúng tôi sẽ không chỉ đình chỉ hoạt động của những công ty này, mà còn yêu cầu họ dừng các hoạt động kinh doanh liên quan ở tỉnh Nam Kivu".
Trung Quốc dường như sẽ có hành động nghiêm khắc đối với các công ty này để giữ thể diện. Đây là một phần nỗ lực của Bắc Kinh nhằm sửa đổi hình ảnh bị hư hại của họ ở Congo. Tuy nhiên, biểu hiện đó vẫn khó có thể gây ấn tượng tốt với chính phủ Congo hoặc người dân địa phương.
CONGO XEM XÉT LẠITHỎA THUẬN 6 TỶ USD VỚI TRUNG QUỐC
Hồi tháng 5, Tổng thống Congo Felix Tshisekedi cho biết, một số hợp đồng khai thác mỏ có thể sẽ được xem xét lại do những lo ngại cho rằng chúng không mang lại lợi ích cho Congo.
Mới đây, Bộ trưởng tài chính Congo Nicolas Kazadi nói với hãng tin Reuters rằng chính phủ Congo đang đánh giá lại thỏa thuận "cơ sở hạ tầng phục vụ khai khoáng" trị giá 6 tỷ USD với các nhà đầu tư Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn, ông Kazadi cho biết cụ thể hơn rằng, đó là thỏa thuận năm 2007 ký với các công ty nhà nước Sinohydro Corp (SINOH.UL) và Tập đoàn đường sắt Trung Quốc (CREC). Chính phủ Congo muốn đánh giá lại để xác định xem thỏa thuận này có "công bằng" và "hiệu quả" hay không.
"Chúng tôi nhận thấy có một số vấn đề về quản trị trong quá khứ", ông Kazadi nói, "Chúng tôi cần nắm rõ ràng hơn về hợp đồng và hình thức tài chính đằng sau khoản đầu tư này".
Từ tất cả những diễn biến trên, có thể nói Trung Quốc đang dần bị "hất cẳng" khỏi Congo theo đúng nghĩa đen. Người dân địa phương, các nhóm vũ trang và chính phủ Congo đang đồng thời đẩy các lợi ích và công ty của Trung Quốc ra khỏi quốc gia châu Phi này.
Doanh nghiệp và Tiếp thị
In bài viết