Bị bán giải chấp CP, Hodeco "tố" công ty chứng khoán thiếu trách nhiệm

Trước tình hình thị giá cổ phiếu trồi sụt trên thị trường, hàng loạt lãnh đạo của Hodeco đã bị công ty chứng khoán đem cổ phiếu ra bán giải chấp.

Chủ tịch và Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco, HoSE: HDC) mới đây đã bị CTCP Chứng khoán VPS bán giải chấp hơn 1 triệu cổ phiếu.

Cụ thể, ông Đoàn Hữu Thuận, Chủ tịch HĐQT Hodeco bị bán giải chấp 200.00 cổ phiếu HDC từ ngày 16/11 và ông Lê Viết Liên, Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc cũng vừa bị bán giải chấp 804.600 cổ phiếu HDC để giảm sở hữu từ 4,17% về còn 3,42% vốn điều lệ. Như vậy, Chủ tịch và Tổng Giám đốc bị bán giải chấp tổng 1.004.6000 cổ phiếu HDC.

Diễn biến thị giá cổ phiếu HDC.

Diễn biến thị giá cổ phiếu HDC.

Đáng chú ý, trước tình trạng bị “ép” phải bán giải chấp cổ phiếu, phía Hodeco đã lên tiếng phân trần, cho rằng lý do bán giải chấp cổ phiếu do công ty chứng khoán thiếu tinh thần trách nhiệm và thiện ý, hạ tỉ lệ margin về 0 một cách đột ngột, mặc cho công ty đã liên hệ đảm bảo nộp tiền trong buổi sáng ngày 16/11/2022.

Để đảm bảo tỉ lệ nắm giữ sau khi bị bán giải chấp ngày 16/11/2022, từ ngày 22/11 đến 22/12, ông Đoàn Hữu Thuận đăng ký mua 200.000 cổ phiếu HDC.

Trước đó, Chứng khoán Tiên Phong cũng đã thông báo hạ tỉ lệ margin cổ phiếu HDC từ 40% về 0% từ ngày 8/11/2022.

Lãnh đạo Hodeco bị bán giải chấp hàng loạt trước bối cảnh mã HDC lao xuống đáy, thị giá cổ phiếu từ ngày 18/11/2021 cho đến phiên sáng ngày 17/11 đã “bốc hơi” 64%, giảm mạnh về giao dịch tại vùng giá 31.250 đồng/cổ phiếu (phiên sáng ngày 17/11).

Bị bán giải chấp CP, Hodeco "tố" công ty chứng khoán thiếu trách nhiệm - Ảnh 1

Trong quý III/2022, Hodeco ghi nhận doanh thu đạt 344 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ. Công ty thu về hơn 72 tỷ lợi nhuận sau thuế, tăng 8% so với quý III/2021. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế đạt 249 tỷ đồng, hoàn thành được 58% kế hoạch lợi nhuận năm.

Hodeco ghi nhận dòng tiền kinh doanh cuối quý III/2022 âm hơn 350 tỷ đồng, phải tiếp tục đi vay nợ để bù đắp thâm hụt dòng tiền, đây cũng là con số âm kỷ lục của doanh nghiệp.

Kể từ thời điểm niêm yết tới năm 2021, chưa năm nào dòng tiền kinh doanh chính của công ty âm quá 350,31 tỷ đồng, năm dòng tiền kinh doanh âm lớn nhất là năm 2021 với giá trị âm lên tới 309,16 tỷ đồng.

Nguyễn Thị Hồng Nhung

Người đưa tin Pháp luật
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục