Bất chấp các tín hiệu khả quan, giá USD vẫn giảm

(Kinhdoanhnet) - Sản xuất Mỹ tăng trưởng nhanh nhất hơn 4 năm, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) sơ bộ và doanh số bán nhà cũ tại Mỹ đều tăng, tuy nhiên USD lại giảm giá so với các đồng tiền mạnh khác trên thế giới.

Chỉ số đôla ICE - theo dõi tỷ giá của USD với 6 đồng tiền mạnh – giảm xuống 80,3 điểm. Chỉ số đôla WSJ - theo dõi tỷ giá của USD với nhiều đồng tiền mạnh khác – giảm xuống 72,99 điểm.

EUR tăng lên 1.3593 USD/EUR

Bất chấp các tín hiệu khả quan, giá USD vẫn giảm - Ảnh 1

Tháng 6, lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của khu vực giảm mạnh do kinh tế Pháp tiếp tục suy yếu, cho thấy tình trạng phục hồi mong manh của khu vực. Ngày 23/6, công ty nghiên cứu số liệu kinh tế Markit Economics cho biết, tháng 6, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) phức hợp, gồm lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, tại khu vực đồng euro giảm xuống 52,8 điểm, thấp hơn so với mức 53,5 điểm của tháng 5 và mức dự báo 53,4 điểm của các chuyên gia tham gia khảo sát của Bloomberg News. Đây là tháng thứ 12, chỉ số PMI của khu vực đồng euro đạt trên ngưỡng 50 điểm.

Trong số các đồng tiền của khu vực châu Âu, bảng Anh tăng lên 1,7023 USD/GBP

Bất chấp các tín hiệu khả quan, giá USD vẫn giảm - Ảnh 2

USD giảm xuống 101.88 JPY/USD

Bất chấp các tín hiệu khả quan, giá USD vẫn giảm - Ảnh 3

Chứng khoán Mỹ giảm điểm, kết thúc chuỗi 6 ngày tăng liên tiếp sau khi công bố số liệu sản xuất và doanh số bán nhà cũ.

Trước đó, cùng ngày, công ty dữ liệu tài chính Markit cho biết, tháng 6, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) sơ bộ của Mỹ tăng lên 57,5 điểm, cao hơn so với dự báo 56,5 điểm của các chuyên gia kinh tế và mức 56,4 điểm của tháng trước đó. Đây cũng là mức điểm cao nhất kể từ tháng 10/2010.

Giới đầu tư cũng tiếp tục theo dõi những diễn mới nhất từ Iraq với tin tức cho biết, lực lượng chính phủ đã giành lại được quyền kiểm soát đường biên giới sang Syria và Jordan.

Tình hình bạo lực giữa hai phe chính phủ và phiến quân tại Iraq ngày càng leo thang, và có xu hướng trở thành xung đột sắc tộc, dấy lên lo ngại rằng, Iraq có thể rơi vào nội chiến. Lo ngại này khiến cho các nhà đầu tư giảm niềm tin vào đồng USD và quay sang đầu tư vào các đồng tiền mạnh khác. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc USD vẫn giảm giá trong khi kinh tế Mỹ đưa ra các chỉ số khả quan.

Ngày 23/6, HSBC và Markit Economics cho biết, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) sơ bộ của Trung Quốc trong tháng 6 đạt 50,8 điểm, vượt so với ước tính 49.7 điểm của các chuyên gia theo khảo sát của Bloomberg News và cao hơn mức 49,4 điểm của tháng 5.

Tuần trước, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã khẳng định kinh tế Trung Quốc sẽ không phải chịu "cú hạ cánh nặng nề" và quan chức chính phủ đang nỗ lực điều chỉnh để hỗ trợ tăng trưởng mà không cần đến các biện pháp kích thích lớn.

Chỉ số sản xuất tích cực là động lực chính đẩy đôla Úc tăng giá so với USD do Trung Quốc hiện tại vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Úc.

 Đôla Úc tăng lên 1.0611 USD/AUD.

Bất chấp các tín hiệu khả quan, giá USD vẫn giảm - Ảnh 4

Thế Anh (Tổng hợp)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục