Bảo hiểm Agribank quý thứ 3 liên tiếp lợi nhuận 'bốc hơi'

Quý 3/2022, lợi nhuận sau thuế tại Bảo hiểm Agribank giảm mạnh 43% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận còn vỏn vẹn 168,6 tỷ đồng, giảm tới 42%.

Mới đây, công ty con của ngân hàng Agribank là CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (ABIC - mã: ABI) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2022 với kết quả kinh doanh ảm đạm.

Nguồn: BCTC quý 3/2022.
Nguồn: BCTC quý 3/2022.

Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu phí bảo hiểm của Bảo hiểm Agribank tăng nhẹ 8% so cùng kỳ, đạt hơn 1.499 tỷ đồng.

Tuy nhiên, chi phí bồi thường tăng tới 38% ghi nhận hơn 518 tỷ đồng và chi phí khác tăng 17% ghi nhận hơn 418,4 tỷ đồng, khiến tổng chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong 9 tháng đầu năm 2022 tại Bảo hiểm Agribank tăng 28%, ghi nhận gần 951 tỷ đồng.

Do đó, lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm 21% so với cùng kỳ, xuống còn hơn 465 tỷ đồng.

Đáng chú ý, trong 9 tháng đầu năm, lợi nhuận từ hoạt động tài chính chỉ tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ, đạt gần 96 tỷ đồng. Đồng thời, các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 9% lên hơn 351 tỷ đồng

Kết quả, Bảo hiểm Agribank báo lãi trước và sau thuế 9 tháng đầu năm 2022 đều sụt giảm mạnh tới 42%, xuống còn vỏn vẹn gần 210 tỷ đồng và 168,6 tỷ đồng.

Riêng trong quý 3/2022, doanh thu phí bảo hiểm đạt hơn 525 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế tại Bảo hiểm Agribank giảm đến 43% xuống còn 69,4 tỷ đồng. Đây là là quý thứ 3 liên tiếp công ty bảo hiểm này ghi nhận lợi nhuận \'lao dốc\' mạnh.

Năm 2022, Bảo hiểm Agribank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tối thiểu đạt 310 tỷ đồng, giảm 9% so với thực hiện năm 2021. So với kế hoạch này, Công ty đã thực hiện được gần 68% mục tiêu lợi nhuận sau 9 tháng đầu năm.

Bảo hiểm Agribank quý thứ 3 liên tiếp lợi nhuận 'bốc hơi' - Ảnh 1

Tổng tài sản của ABIC tại thời điểm cuối quý 3/2022 đạt hơn 3.511 tỷ đồng, tăng nhẹ 6% so với đầu năm, chủ yếu là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn với tỷ trọng chiếm 77% tổng tài sản, đạt gần 2.709 tỷ đồng.

Nợ phải trả của ABIC đều là nợ ngắn hạn với gần 2.172 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm. Trong đó, chủ yếu là dự phòng nghiệp vụ ghi nhận gần 1.798 tỷ đồng và dự phòng phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm ghi nhận hơn 1.386 tỷ đồng.

 

Hà Phương

Sở hữu trí tuệ
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục