Thành phố trực thuộc Trung ương trước tiên phải là các đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I. Đây đều là các thành phố lớn có nền kinh tế phát triển, mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng về quân sự, chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội. Các thành phố phải có cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ phát triển, có nhiều cơ sở giáo dục bậc cao, dân cư đông, thuận lợi về giao thông vận tải. Thành phố trực thuộc trung ương sẽ là động lực phát triển cho cả quốc gia.
Bắc Ninh hiện đang có gì?
Bắc Ninh đã được công nhận là đô thị loại I từ tháng 3 năm 2018. Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chỉ đạo đến năm 2022 đưa Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Về kinh tế. Bắc Ninh đóng góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, trở thành trụ cột vững chắc của nền kinh tế phía Bắc. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) tăng 10,6% so với năm 2017. Bắc Ninh xếp hạng top tăng trưởng cao nhất Việt Nam.
Vùng đất Kinh Bắc còn được mệnh danh là “Thủ phủ FDI”. Liên tục nhiều năm, Bắc Ninh là tỉnh có mức đầu tư khủng từ các tập đoàn lớn hàng đầu thế giới như: Cannon (Nhật Bản), Samsung (Hàn Quốc), Nokia (Phần Lan), Pepsico (Hoa Kỳ), ABB (Thụy Điển)... Bắc Ninh hiện có hơn 45.000 chuyên gia, kỹ sư nước ngoài và hơn 1.000.000 công nhân kỹ thuật cao, chuyên gia, kỹ sư trong nước đang làm việc tại đây. Biên độ tăng trưởng đạt từ 20 - 25% /năm.
Khu công nghiệp hiện đại tại Bắc Ninh. (Ảnh minh họa)
Về giao thông, vị trí liên kết. Bắc Ninh là trạm trung chuyển giữa vùng đồng bằng sông Hồng với Trung du & miền núi phía Bắc. Mọi huyết mạch quan trọng như: cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, cao tốc đi Sân bay Nội Bài, QL1A, QL1B mới, QL38, đường đến cảng Cái Lân - Quảng Ninh, đường sắt xuyên Việt - Trung Quốc… đều đi qua Bắc Ninh.
Không dừng lại ở hạ tầng hiện có, Bắc Ninh đang phát triển mở rộng mạng lưới giao thông nội tỉnh, liên tỉnh. Nổi bật nhất trong số đó là tuyến tỉnh lộ B2 được đầu tư tới 4515 tỷ đồng. Phạm vi từ QL 3 đến ĐT 295B, chiều rộng 42m, dự kiến 8 làn xe.
Về văn hóa, xã hội. Vùng đất Kinh Bắc sở hữu di sản văn hóa phi vật thể quan họ được UNESCO công nhận. Trung tâm văn hóa tín ngưỡng quy tụ hệ thống đình chùa nổi tiếng: Chùa Dâu, Chùa Bút Tháp, chùa Đông Lai, chùa Phật Tích… Bắc Ninh là cái nôi của hàng loạt làng nghề truyền thống như: Làng gỗ Đồng Kỵ, làng đúc đồng Đại Bái, làng tranh dân gian Đông Hồ, làng dệt Hồi Quan, Tam Tảo…
Bắc Ninh đang sẵn sàng tất cả cho mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2022.
Đón đầu cơ hội đầu tư tại Bắc Ninh
Việc trở thành thành phố trung ương vào 2022 đã khiến cho thị trường BĐS Bắc Ninh tăng nhiệt không ngừng. Đặc biệt đối với những dự án có quy hoạch bài bản, pháp lý minh bạch và sở hữu hệ thống hạ tầng giao thông thuận lợi sẽ trở thành điểm nóng “rót vốn” của giới đầu tư BĐS.
Minh chứng cho làn sóng đầu tư đó là sức hút của Aroma Đồng Kỵ - một trong những dự án hiếm hoi tại Bắc Ninh án ngữ tại trung tâm tuyến đường B2. Đây được xem là huyết mạch giao thông trọng điểm được lãnh đạo tỉnh và Nhà nước đặc biệt quan tâm và chỉ đạo xây dựng sát sao. Tuyến đường B2 rộng 42m, dự kiến có 8 làn xe với tổng vốn đầu tư lên tới 4.515 tỷ.
Aroma – tâm điểm đầu tư Bất động sản mới tại Bắc Ninh (Ảnh minh họa)
Aroma Đồng Kỵ nằm ngay trên mặt đường B2 đã được thừa hưởng mọi điều kiện thuận lợi về giao thông. Không những thế, dự án được kết nối hạ tầng giáo dục, văn hóa, trụ sở nhà nước, khu dân cư tri thức,... tốt nhất Bắc Ninh chỉ trong bán kính 50m đến 1km.
Đặc biệt, Aroma Đồng Kỵ đã hoàn thiện mọi giấy tờ về thủ tục pháp lý – một yếu tố “sống còn” để các nhà đầu tư quyết định xuống tiền.
Được đầu tư bài bản và hưởng lợi mọi yếu tố vượt trội, Aroma Đồng Kỵ hứa hẹn sẽ trở thành đại đô thị với tuyến shophouse thương mại dài gần 1km sầm uất nhất Bắc Ninh.
PV