Trong năm 2014 mặc dù phải đương đầu với nhiều khó khăn thách thức do những biến động của nền kinh tế, thị trường tiền tệ và lãi suất, song với những biện pháp chỉ đạo quyết liệt từ Agribank tỉnh và sự nỗ lực, quyết tâm của đội ngũ CBVC toàn chi nhánh nên các chỉ tiêu kinh doanh đều đạt và vượt kế hoạch năm được giao.
Trụ sở ngân Hàng Agribank chi nhánh Hải Dương
Theo ông Phùng Tuấn Kiệt giám đốc chi nhánh ngân hàng Agribank Hải Dương chia sẻ: “Cán bộ ngân hàng cũng đã làm rất quyết liệt và triệt để các khoản nợ xấu, cho đến nay khoản nợ xấu còn rất thấp 1,02 %, tăng trưởng tín dụng lớn gần 1000 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm tăng 2- 3%. CBNV cũng nắm bắt cơ chế phục vụ nông dân một cách tốt nhất, nỗ lực đi xuống sát cơ sở, chia sẻ khó khăn với khách hàng, năm 2014 đã giảm 4 lần lãi suất cho vay, tính đến thời điểm hiện tại đã có 6 đợt giảm lãi suất”.
“Ngân hàng cũng đã hỗ trợ cho vay xây dựng 4 mô hình phát triển kinh tế tại 4 huyện, huyện Kim Thành ( chăn nuôi lợn, cá), hyện Thanh Miện (đầu tư phục vụ máy Nông nghiệp, hợp tác xã thủy sản), huyện Tứ Kỳ (chăn nuôi cá, 14-15 mẫu), và huyện Kinh Môn ( chăn nuôi lợn, cá)”, ông Kiệt cho biết thêm.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 21 tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng Thương mại loại I và 72 Qũy tín dụng nhân dân cơ sở cùng hoạt động, nhưng thị phần về nguồn vốn của chi nhánh vẫn được giữ vững, chiếm 23,17% toàn địa bàn, tăng 1,17% thị phần so với năm 2013.
Ông Phùng Tuấn Kiệt chia sẻ với PV
Xác định nông nghiệp, nông thôn là thị trường truyền thống, nông dân là người bạn đồng hành, nguồn vốn của Agribank đã giúp Hải Dương thay đổi cơ cấu kinh tế địa phương, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, giúp người dân có nguồn vốn phát triển sản xuất, ngân hàng đã phổ biến cho nông dân hiểu rõ chính sách tín dụng của nhà nước, xây dựng mô hình đầu tư cụ thể theo nhóm, phục vụ cho chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Ở Hải Dương có rất nhiều các hộ dân, gia đình tiêu biểu khác cũng phát triển kinh tế đi lên nhờ sự hỗ trợ nguồn vốn từ Ngân hàng Agribank. Điển hình là hộ vợ chồng anh Nguyễn Hữu Hoan và chị Nguyễn Thị Tâm ở xã Tân Kỳ , huyện Tứ Kỳ, Hải Dương, đầu năm 2102 anh chị có vay của ngân hàng Agribank số vốn 800 triệu đồng để xây dựng mô hình chăn nuôi cá, phát triển kinh tế gia đình.
Chị Tâm trao đổi với cán bộ ngân hàng Agribank về việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn
Chị Tâm phấn khởi chia sẻ: “Từ nguồn vốn ngân hàng hỗ trợ cho vay, đến nay gia đình tôi đã có trên 20 mẫu (13 ao cá) chuyên nuôi và cung cấp cá giống cho các hộ gia đình khác. Mỗi năm gia đình chị thu hoạch 2 đợt, mỗi đơt thu được 600-700 triệu đồng/ 1 ao/ xấp xỉ 20 tấn cá. Trừ chi phí, gia đình tôi thu được lợi nhuận là 25”.
Cũng được sự hỗ trợ của nguồn vốn từ Ngân hàng, gia đình anh Cao Văn Lâm (thôn Văn Xá, xã Ngô Quyền, huyện Thanh Miện) cũng đã xây dựng mô hình đầu tư máy sản xuất nông nghiệp để phục vụ phát triển kinh tế tại địa phương, với guồn vốn 200 triệu không lãi suất từ ngân hàng cùng với số vốn của gia đình anh, anh đã đầu tư 2 tỷ đồng mua máy cấy, máy gặt, máy gieo mạ theo công nghệ Nhật Bản.
Anh Lâm chia sẻ với cán bộ ngân hàng Agribank về sử dụng vốn để đầu tư
Anh Lâm cho hay: Việc sử dụng máy nông nghiệp sẽ cho năng suất hơn rất nhiều so với việc bà con vẫn đi cấy, đi gặt như trước ví dụ như trung bình cấy tay một cây lúa 3 rảnh khi trưởng thành sẽ cho ra 6 – 7 cây nhưng việc sử dụng máy nông nghiệp sẽ cho ra 18- 21 cây, năng suất làm việc cũng giảm đi rất nhiều không mất nhiều công sức, 1 giờ anh làm được 1 mẫu, xấp xỉ 100 người lao động cấy tay”.
Bên cạnh thực hiệ tốt nhiệm vụ kinh doanh, xây dựng các mô hình phát triển hiệu quả tại các địa phương, Agribank Hải Dương được lãnh đạo Đảng, chính quyền, người dân địa phương ghi nhận là doanh nghiệp đi đầu trong phát huy trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng. Nhiều chương trình, hoạt động từ thiện nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, thực hiện an sinh xã hội tại địa phương đều có sự chung sức của Agribank.
Hồ Phúc