Xử phạt Công ty bia HaBaDa xả thải ra nguồn nước sông Thương

(Kinhdoanhnet) - Hiện nay trên địa bàn thành phố Bắc Giang có sự hoạt động của Nhà máy Phân đạm và hóa chất Hà Bắc, Nhà máy Giấy Xương Giang, Nhà máy bia Habada, Nhà máy cấp nước MTV Bắc Giang,… cùng hàng trăm, hàng nghìn cơ sở sản xuất, chế biến cùng xả nước thải vào nguồn nước sông Thương.

Công ty bia HaBaDa bị xử phạt 290 triệu

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ký Quyết định số 957 xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần HaBaDa (Cty HaBaDa), địa chỉ số 80, đường Lý Thái Tổ, phường Trần Phú, TP Bắc Giang vì hành vi ngang nhiên xả thải vượt chuẩn gây ô nhiễm sông Thương.

Xử phạt Công ty bia HaBaDa xả thải ra nguồn nước sông Thương - Ảnh 1

Xử phạt Công ty bia HaBaDa xả thải ra nguồn nước sông Thương - Ảnh 2
Việc xử lý nước thải bằng hệ thống cũ kỹ, không đảm bảo các quy chuẩn của pháp luật. Ảnh:Anh Thế - Thùy Dương/Dân trí

Theo đó, Công ty HaBaDa đã xả nước thải vượt quá quy chuẩn về chất thải từ 2 lần đến dưới 5 lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 200m3/ngày (24 giờ) đến dưới 400m3/ngày (24 giờ) “nước thải sản xuất của Cty HaBaDa lấy tại điểm xả ra môi trường có thông số COD vượt 4.66 lần so với giá trị Cmax cột B, QCVN 40:2011/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, lưu lượng nước thải của Cty khoảng 275m3/ngày (24 giờ)”; quy định tại điểm i Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

UBND tỉnh Bắc Giang đã quyết định xử phạt Cty HaBaDa 290 triệu đồng và đình chỉ hoạt động xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật gây ô nhiễm môi trường trong thời hạn 3 tháng để khắc phục vi phạm; buộc Cty phải chấm dứt ngay vi phạm nêu trên; đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải sản xuất đảm bảo nước thải được xử lý đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường theo quy định.

Cty HaBaDa phải báo cáo bằng văn bản kết quả khắc phục do hành vi vi phạm gây ra gửi về Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND TP Bắc Giang, UBND phường Trần Phú theo quy định xong trước ngày 23/7/2016 để kiểm tra giám sát.

Công ty bia HaBaDa xả thải những gì ra sông Thương?

Vấn đề môi trường lớn nhất trong nhà máy bia là lượng nước thải rất lớn chứa nhiều chất hữu cơ (tinh bột, xenluloza, các loại đường, axít, các hợp chất phốt pho, nitơ...), pH cao, nhiệt độ cao. Thành phần nƣớc thải nhà máy bia thường vượt rất nhiều lần mức cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam, cần phải qua xử lý. Lượng nước thải phụ thuộc vào lượng nước sử dụng trong sản xuất. Chỉ có một Lượng nước ở trong bia, nước bay hơi; nước trong bã hèm, bã bia không đi vào hệ thống nước thải.

Xử phạt Công ty bia HaBaDa xả thải ra nguồn nước sông Thương - Ảnh 3

Tại Việt Nam, để sản xuất 1.000 lít bia, sẽ thải ra khoảng 2 kg chất rắn lơ lửng, 10 kg BOD5, pH dao động trong khoảng 5,8-8. Hàm lượng chất ô nhiễm có thể ở mức cao: BOD5 1700- 2700mg/l; COD 3500-4000mg/l, SS 250-350mg/l, PO43- 20-40mg/l, N-NH3 12-15mg/l. Ngoài ra, trong bã bia còn chứa một lượng lớn chất hữu cơ, khi lẫn vào nước thải sẽ gây ra ô nhiễm ở mức độ cao.

Qua khảo sát, điều tra thực tế và thông tin thống kê của Phòng khoáng sản – Sở Tài nguyên và môi trường Bắc Giang, một phần lớn nước thải của thành phố được thu gom bằng hệ thống cống thoát nước chung và đưa về nhà máy xử lý nước thải tập trung của thành phố, một phần không nhỏ được thu gom và đổ thải trực tiếp ra ngoài môi trường. Số cơ sở phát sinh nước thải có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước chiếm khoảng 1/3 trong tổng số hơn 2.000 cơ sở sản xuất công – nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố.

Hiện nay trên địa bàn thành phố Bắc Giang có sự hoạt động của Nhà máy Phân đạm và hóa chất Hà Bắc, Nhà máy Giấy Xương Giang, Nhà máy bia Habada, Nhà máy cấp nước MTV Bắc Giang,… cùng hàng trăm, hàng nghìn cơ sở sản xuất, chế biến cùng xả nước thải vào nguồn nước sông Thương.

Đoạn sông Thương là nguồn tiếp nhận của hầu hết các nguồn nước thải từ các hoạt động diễn ra trên toàn thành phố Bắc Giang. Trong khi đó con sông này là nguồn cung cấp chủ yếu của nhà máy cấp nước sinh hoạt trong khu vực. Chất lượng nước sông Thương được đánh giá ô nhiễm ở mức độ đáng báo động do tiếp nhận nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt cũng như các loại chất thải từ các hoạt động ở hai bên bờ sông. Bảo vệ nguồn nước sông Thưong có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ chất lượng nước lưu vực sông Thái Bình, bởi sông Thương là một chi lưu của hệ thống sông này.

Trang Nhi

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục